Tỷ lệ tử vong của bệnh đậu mùa khỉ
Cập nhật: 3/10/2022 | 2:15:04 PM
Trong số hơn 57.000 ca mắc đậu mùa khỉ, ít nhất 22 người đã chết, chiếm tỷ lệ khoảng 0,04%.
Sự bùng phát đậu mùa khỉ trên toàn cầu đã khiến một số người tử vong, nhưng tỷ lệ tử vong thấp hơn dự kiến và các nhà khoa học đang thở phào nhẹ nhõm.
Tỷ lệ tử vong thấp
Trong số hơn 57.000 người được xác nhận đã mắc bệnh đậu mùa khỉ, ít nhất 22 người đã chết, chiếm tỷ lệ tử vong khoảng 0,04%. Con số này thấp hơn đáng kể so với con số 1-3% đã được báo cáo trong các đợt bùng phát do chủng virus tương tự gây ra ở Tây Phi trong vài thập kỷ qua.
Tất cả những điều này đã khiến các nhà nghiên cứu phải đánh giá lại những gì họ nghĩ rằng đã biết về đậu mùa khỉ.
Ảnh minh họa: Medscape
Trên thực tế, theo Nature, tỷ lệ tử vong gần như chắc chắn cao hơn so với ước tính hiện tại. Các quốc gia ở một số nơi trên thế giới, bao gồm cả châu Phi, có thể không ghi nhận được tất cả các trường hợp tử vong trong đợt bùng phát này vì hạn chế về nguồn lực để kiểm tra, giám sát.
Nhà dịch tễ học người Mỹ, Andrea McCollum, cho biết số ca tử vong vẫn có thể gia tăng, đặc biệt nếu virus lây lan rộng hơn ở những người có nguy cơ mắc bệnh nặng, như trẻ em, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch bị tổn thương nghiêm trọng.
Bác sĩ Jason Zucker, Đại học Columbia (Mỹ), từng điều trị bệnh đậu mùa khỉ cho mọi người. Bác sĩ Zucker cho biết, đối với cộng đồng cho đến nay bị ảnh hưởng nhiều nhất - nam thanh niên và trung niên quan hệ tình dục đồng giới - căn bệnh này có thể gây ra những triệu chứng rất đau đớn.
Cơn đau phát sinh từ các tổn thương ngoài da hình thành mụn mủ. Một số người phải nhập viện vì các biến chứng đe dọa tính mạng như khó thở hoặc sưng não, nhưng đa số đi khám để giảm đau.
Trong đợt bùng phát hiện tại, các bác sĩ lâm sàng ghi nhận các tổn thương chủ yếu xuất hiện trên da (bàn tay, bàn chân và mặt). Nhưng tỷ lệ tổn thương trên các mô niêm mạc đang ngày càng nhiều hơn dù không nghiêm trọng nhưng có thể gây đau đớn, khó nuốt, khó khăn khi đi tiểu và đại tiện.
Trong đợt bùng phát toàn cầu năm 2022, các ca tử vong do đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở ít nhất 10 quốc gia, bao gồm Brazil, Ấn Độ, Nigeria và Tây Ban Nha…
Một số người đã chết - bao gồm 1 người ở Mỹ và 1 người ở Mexico - bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng và mắc các bệnh nặng khác ngoài đậu mùa khỉ. Những trường hợp tử vong này vẫn chưa được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận liên quan đến đậu mùa khỉ.
Hai người chết ở Tây Ban Nha bị viêm não hoặc sưng não và không có yếu tố nguy cơ nào khác. Dựa trên dữ liệu về bệnh đậu mùa khỉ trước đây, những ca tử vong này chắc chắn đáng báo động, nhưng không gây bất ngờ.
Theo bác sĩ Zucker, viêm não là biến chứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng của nhiều bệnh do virus gây ra. Người ta vẫn chưa biết liệu viêm não do đậu mùa khỉ do virus lây nhiễm vào các mô não hay do phản ứng miễn dịch quá mức gây ra.
Đối tượng nguy cơ
Nhà dịch tễ học McCollum nhận định, cần phải nghiên cứu thêm để hiểu những ai có nguy cơ mắc đậu mùa khỉ cao nhất và con đường lây truyền. Sau đợt bùng phát năm 2003 ở Mỹ, khi một chuyến hàng gồm các động vật gặm nhấm từ Ghana đã lây virus sang những con chó ở Illinois và khiến hơn 70 người nhiễm bệnh, các nhà nghiên cứu nhận thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh khác nhau tùy thuộc vào con đường tiếp xúc. Những người bị động vật nhiễm bệnh cào hoặc cắn có xu hướng mắc bệnh nặng hơn những người tiếp xúc với các giọt hô hấp từ động vật.
Hầu hết các ca bệnh trong đợt bùng phát hiện nay đều do quan hệ tình dục gần gũi, vị trí trên cơ thể mà virus lây nhiễm đầu tiên - da hay mô niêm mạc - có thể quyết định mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Triệu chứng
Theo WHO, đậu mùa khỉ có nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, bệnh chỉ xuất hiện các biểu hiện nhẹ nhưng ở một số ca khác, biểu hiện nặng hơn. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hay biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch.
Triệu chứng điển hình bao gồm sốt, đau đầu dữ dội, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể, sưng hạch bạch huyết. Sau đó xuất hiện phát ban hoặc đi kèm phát ban và có thể kéo dài 2-3 tuần. Các nốt ban có xu hướng tập trung ở mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân, mắt, miệng, họng, bẹn, và cơ quan sinh dục và/hoặc quanh vùng hậu môn.
Giai đoạn đầu, các tổn thương trên da phẳng sau đó hình thành mụn nước, mụn mủ trước khi đóng vảy, khô lại và bong vảy.
(Nguồn: vietnamnet.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Ca đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận ở TP.HCM, bác sĩ nói gì? (3/10/2022)
- Mỹ xác nhận ca đầu tiên tử vong chắc chắn do bệnh đậu mùa khỉ (14/9/2022)
- Phát hiện vi khuẩn gây dịch viêm phổi bí ẩn (6/9/2022)
- Zimbabwe: Dịch sởi bùng phát khiến hàng trăm người không qua khỏi (5/9/2022)
- Biến thể BA.5 của chủng Omicron đang chiếm ưu thế tại nước ta (5/9/2022)
- CHDC Congo phát hiện ca nhiễm Ebola sau tuyên bố chấm dứt bùng dịch (24/8/2022)
- Canada ghi nhận số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ vượt 1.000 người (11/8/2022)
- Mỹ: Thành phố New York ban bố tình trạng khẩn cấp do bệnh đậu mùa khỉ (1/8/2022)
- “Nấm đen” khiến người bệnh hoại tử xương, tử vong có gì bí ấn? (25/7/2022)
- Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục lây lan ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ (19/7/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều