12 nước xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ, Việt Nam giám sát chặt
Cập nhật: 23/5/2022 | 8:55:26 AM
Theo WHO đến ngày 21/5 đã có 92 ca bệnh đậu mùa khỉ được khẳng định và 28 ca nghi ngờ tại 12 quốc gia. Việt Nam đang giám sát chặt chẽ để ngừa bệnh xâm nhập.
Liên quan tới bệnh đậu mùa khỉ đang xuất hiện tại một số quốc gia trên thế giới, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết các đơn vị đang theo dõi, giám sát chặt chẽ căn bệnh này để ngăn ngừa bệnh xâm nhập. Đồng thời, Cục cũng phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kịp thời cập nhật các thông tin về bệnh và các biện pháp ứng phó.
Theo CDC Hoa Kỳ, bệnh đậu mùa khỉ lần đầu được phát hiện vào năm 1958. Ca bệnh đầu tiên trên người được ghi nhận vào năm 1970 tại Congo. Từ đó, các ca mắc bệnh đậu mùa khỉ được ghi nhận trên người tại các quốc gia Trung và Tây Phi.
Đến ngày 21/5, đã có 92 ca bệnh đậu mùa khỉ được khẳng định và 28 ca nghi ngờ được báo cáo ở 12 quốc gia, trong đó có Anh, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Canada, Bỉ, Đức, Australia, Mỹ... Đây đều không phải là vùng lưu hành của virus đậu mùa khỉ.
Theo WHO, các cuộc điều tra dịch tễ vẫn đang được tiến hành. Các trường hợp được báo cáo cho đến nay chưa có mối liên hệ du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh.
Tổ chức này dự đoán sẽ có nhiều trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ được xác định do mở rộng giám sát ở các nước không có dịch bệnh. Các bằng chứng hiện có cho thấy những người có nguy cơ cao nhất là những người đã tiếp xúc thân thể gần gũi với người bị bệnh đậu mùa khỉ khi họ đang có triệu chứng.
Theo CDC Hoa Kỳ, đậu mùa khỉ là bệnh do virus truyền từ động vật sang người. Biểu hiện của bệnh tương tự nhưng nhẹ hơn so với bệnh đậu mùa. Bệnh khởi phát với các triệu chứng sốt, nhức đầu, đau cơ và kiệt sức. Sự khác biệt chính giữa các triệu chứng của 2 bệnh là bệnh đậu mùa khỉ làm cho các hạch bạch huyết sưng lên trong khi bệnh đậu mùa thì không.
Thời kỳ ủ bệnh (thời gian từ lúc nhiễm bệnh đến khi có triệu chứng) đối với bệnh đậu mùa khỉ thường là 7-14 ngày nhưng có thể 5-21 ngày.
Đậu mùa khỉ hiếm khi xảy ra bên ngoài châu Phi, do vậy đợt bùng phát hiện nay ở châu Âu đang gây lo ngại. Tuy nhiên, các nhà khoa học không cho rằng đợt bùng phát có thể tiến triển thành đại dịch như Covid-19. Hiện không có vaccine cụ thể nào cho bệnh đậu mùa khỉ. Dữ liệu hiện có cho thấy vaccine phòng bệnh đậu mùa có hiệu quả chống lại bệnh này đến 85%.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Giới chuyên gia dự báo ba kịch bản của đại dịch COVID-19 tới năm 2027 (18/5/2022)
- WHO lo ngại biến chủng nCoV mới xuất hiện tại Triều Tiên (18/5/2022)
- COVID-19: Vaccine cúm cũng có khả năng ngừa virus SARS-CoV-2 (17/5/2022)
- WHO nghi ngờ viêm gan bí ẩn là biến chứng hậu Covid-19 (17/5/2022)
- Bệnh đậu mùa đã bị xóa sổ thế nào (12/5/2022)
- WHO tìm hiểu sự liên hệ giữa COVID-19 và bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em (11/5/2022)
- Biến thể phụ XE của SARS-CoV-2 tồn tại lâu hơn các biến thể trước (5/5/2022)
- Mỹ phát hiện hai biến chủng nCoV mới (4/5/2022)
- 5K trong bình thường mới: Bỏ ”K” nào? (29/4/2022)
- Đại dịch đã thay đổi lĩnh vực vaccine thế nào (27/4/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều