Tiêm vắc xin dịch vụ tại Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Để đảm bảo công bằng, không chờ đợi

Cập nhật: 20/2/2016 | 8:33:49 AM

Thời gian qua, ở một số tỉnh, thành phố xảy ra tình trạng các ông bố, bà mẹ bế con đứng chờ đăng ký tiêm vắc xin dịch vụ 5 trong 1 (Pentaxim) gây ùn tắc tại các điểm triển khai tiêm dịch vụ. Để tình trạng này không xảy ra trên địa bàn tỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã có cách làm khá cẩn trọng, chu đáo.

ỉnh, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã có cách làm khá cẩn trọng, chu đáo.

Tư vấn cho gia đình của trẻ trước khi tiêm tại Phòng tiêm Safpo, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.
Tư vấn cho gia đình của trẻ trước khi tiêm tại Phòng tiêm Safpo, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh.

Theo thạc sĩ Vũ Quyết Thắng, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, trong đợt này (từ cuối tháng 12-2015 đến hết tháng 2-2016), Trung tâm được nhận 200 liều vắc xin Pentaxim nên chỉ thực hiện tiêm dịch vụ loại vắc xin này tại điểm tiêm Safpo của Trung tâm. Đây là loại vắc xin phòng 5 loại bệnh khác nhau cho trẻ, gồm: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, phòng nhiễm khuẩn xâm lấn do vi khuẩn Haemophilus influenzae týpb (viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết…). Để tránh việc người dân đưa con đổ dồn về điểm tiêm Safpo chờ đợi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã công bố thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về kế hoạch tiêm vắc xin Pentaxim. Theo đó, vào cuối tháng 12-2015, Trung tâm đã tổ chức tiêm đợt 1 cho 130 trẻ. Đây là những trẻ đã tiêm pantaxim mũi 1, mũi 2 tại Trung tâm thời gian trước đó và đến thời điểm cần tiêm trả mũi. Hiện Trung tâm chỉ còn khoảng 70 mũi pentaxim. Để đảm bảo công bằng cho những người có nhu cầu cho trẻ tiêm loại vắc xin dịch vụ này, Trung tâm đã triển khai đăng ký tiêm vắc xin dịch vụ cho trẻ trên website hoặc đăng ký lấy phiếu dưới phòng tiêm safpo; đăng ký bằng cách nhắn tin qua điện thoại… Qua đó, phòng tiêm sẽ trực tiếp liên lạc với người nhà bệnh nhân đưa trẻ đến tiêm theo thứ tự đăng ký. Đây là giải pháp tốt nhất để tránh tình trạng chen lấn, xếp hàng chờ tiêm và đảm bảo tính công bằng, không thiên vị.

Thạc sĩ Vũ Quyết Thắng cho biết: “Đến thời điểm này, chúng tôi đã nhận được đăng ký của khoảng 600 người để tiêm vắc xin dịch vụ panvaxim. Nếu so với nhiều tỉnh, thành khác, nhu cầu tiêm vắc xin dịch vụ cho trẻ ở Quảng Ninh chưa phải là nhiều và cũng không có tình trạng chờ đợi có vắc xin dịch vụ panvaxim mới cho trẻ đi tiêm phòng. Nhiều người đăng ký tiêm dịch vụ, nhưng trong khi chưa có đủ vắc xin, họ vẫn cho con đến trạm y tế phường, xã, thị trấn để tiêm vắc xin Quinvaxem (vắc xin 5 trong 1 phòng các bệnh: Bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, phòng nhiễm khuẩn xâm lấn do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B)… trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Bởi vậy mà năm 2015, tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi trên địa bàn tỉnh vẫn đạt tới 96%.

Sở dĩ có được kết quả này là nhờ công tác tuyên truyền, vận động người dân về phòng chống dịch bệnh cho trẻ thực hiện trên địa bàn tỉnh được triển khai khá tốt. 187 điểm tiêm chủng theo chương trình mở rộng của tỉnh đều được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thực hiện tiêm chủng; cán bộ làm công tác tiêm chủng đều được tập huấn đầy đủ nên việc khám, phân loại trẻ đủ điều kiện tiêm được thực hiện cẩn trọng. Vắc xin chuyển về tỉnh và xuống các địa phương được bảo quản đảm bảo đúng quy trình... Thêm vào đó, ý thức của người dân về tiêm chủng khá cao nên quá trình theo dõi trẻ trong vòng 24 giờ sau tiêm được thực hiện triệt để. Nhờ đó, những trường hợp trẻ có biểu hiện phản ứng sau tiêm đều được chuyển đến các cơ sở y tế xử trí kịp thời. Do vậy, đến nay trên địa bàn tỉnh chưa xảy ra tình trạng tử vong do tiêm vắc xin Quinvaxem.

Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Ninh Văn Chủ cho biết: “Hy vọng tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục được nhận thêm các lô vắc xin dịch vụ 5 trong 1 để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, bất cứ một loại vắc xin nào kể cả vắc xin dịch vụ hay trong chương trình tiêm chủng mở rộng đều có tỷ lệ sốc phản vệ sau tiêm. Quan trọng nhất vẫn là công tác khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm và theo dõi sát sao trẻ sau tiêm. Khi chưa có vắc xin dịch vụ, người dân vẫn phải đưa trẻ đi tiêm vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng nếu đã đến thời điểm trẻ cần tiêm. Hiện nay, tình hình dịch bệnh trên thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, do đó, cách tốt nhất để phòng bệnh cho trẻ là đi tiêm phòng đầy đủ, đúng độ tuổi”.

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

In bản tin