Chống nhiễm khuẩn bệnh viện: Không thể chủ quan

Cập nhật: 11/12/2017 | 8:07:22 AM

Theo đánh giá của Bộ Y tế, tình trạng nhiễm khuẩn tại các bệnh viện (NKBV) hiện đang diễn biến khá phức tạp với tỷ lệ dao động từ 5 đến 10% trên tổng số các nhiễm khuẩn nói chung. Chống NKBV tuy không phải là vấn đề mới, nhưng luôn được ngành Y tế tỉnh thực hiện quy củ, không lơ là, chủ quan.

ược ngành Y tế tỉnh thực hiện quy củ, không lơ là, chủ quan.

a1
Quần áo, chăn ga phục vụ bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh được giặt, sấy, khử khuẩn đúng quy chuẩn.

NKBV không xuất hiện ở bệnh nhân khi nhập viện, nhưng phát triển trong quá trình lưu trú tại bệnh viện. Hai dạng chính của nhiễm khuẩn này là tự nhiễm và nhiễm chéo. Vì vậy, chống NKBV vẫn luôn là công tác được ngành Y tế tỉnh đề cao và thực hiện tương đối tốt trong thời gian qua. Hiện toàn tỉnh có 20 cơ sở y tế có giường bệnh trực thuộc Sở Y tế tỉnh, 3 đơn vị có giường bệnh thuộc Bộ Y tế và ngành Than, 2 trung tâm điều trị các bệnh dễ lây truyền. Đến nay, các đơn vị trên đều đã thành lập hội đồng kiểm soát NKBV để tư vấn về các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó, tuỳ vào quy mô, các đơn vị còn thành lập khoa hoặc tổ kiểm soát nhiễm khuẩn để làm chuyên sâu về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác kiểm soát nhiễm khuẩn đều được các đơn vị đầu tư đầy đủ, đúng tiêu chuẩn. Các quy trình, quy chuẩn trong công tác chống NKBV, như: Khử trùng dụng cụ y tế, rửa tay, tắm giặt, thay đồ, lau dọn, vệ sinh buồng phòng, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải… cũng được các đơn vị thực hiện đúng, đủ và nghiêm túc. Khoa điều trị bệnh truyền nhiễm được bố trí ở khu vực riêng để phòng tránh lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân.

a2

Hệ thống xử lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện đang vận hành tốt với công nghệ xử lý nhiệt phân tiên tiến nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh là một trong những đơn vị khám, chữa bệnh chất lượng cao của tỉnh, công tác kiểm soát NKBV luôn được tính toán kỹ lưỡng và vận hành ở mức tối đa ở tất cả các khâu trong toàn bệnh viện. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện với nhiệm vụ chuyên môn về công tác chống NKBV hiện đang hoạt động có hiệu quả, đảm bảo đúng chức năng, nhiệm vụ. Xác định nhân tố con người là yếu tố tiên quyết trong công tác chống NKBV, hàng năm, Bệnh viện đều tổ chức tập huấn cho 100% CBNV, y, bác sĩ để cập nhật các kiến thức, quy trình mới. Đơn vị cũng tập trung đầu tư các máy móc, trang thiết bị, phương tiện mới, hiện đại để phục vụ cho công tác này. Bên cạnh đó, việc giám sát, kiểm tra quá trình chấp hành các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn cũng được Bệnh viện chú trọng thực hiện ở tất cả các khâu, đảm bảo không xảy ra sai sót. Nhờ thực hiện nghiêm túc, đúng và đủ các quy trình, quy chuẩn trong kiểm soát nhiễm khuẩn, trong 5 năm gần đây, Bệnh viện không xảy ra trường hợp NKBV nào trên quy mô lớn, không để bùng phát dịch.

Ông Trịnh Văn Mạnh, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh, chia sẻ: Công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, chống NKBV luôn là một trong những nhiệm vụ chính của ngành Y tế. Bệnh viện chưa bao giờ lơ là, chủ quan với công tác kiểm soát nhiễm khuẩn. Chính vì vậy, trước tình hình hiện nay, khi Việt Nam đang được cảnh báo là một trong những nước đứng hạng cao về tỷ lệ kháng kháng sinh, chúng tôi sẽ càng chú trọng hơn vào công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, trong đó đặc biệt tập trung vào 3 yếu tố: Chất lượng nhân lực, công nghệ và kiểm tra, giám sát".

a3
Các quy trình khử khuẩn, vệ sinh, phân loại chất thải y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh được đảm bảo quy củ ngay từ các khoa, phòng.

Còn tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, việc phòng, chống NKBV luôn được đặt lên hàng đầu. Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ NKBV cao nhất và khi đã mắc nhiễm khuẩn, tỷ lệ tử vong sẽ cao nhất do trẻ chưa hoàn chỉnh hệ thống miễn dịch. Để tránh nhiễm khuẩn sơ sinh trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng, các bác sĩ tại Bệnh viện khuyến cáo: Người dân và các y, bác sỹ phải chú ý tới điều kiện vệ sinh môi trường bên ngoài để giảm vi khuẩn định cư trên cơ thể. Quá trình nhân viên y tế làm thủ thuật cho bệnh nhân phải đảm bảo vô khuẩn, luôn chú trọng vệ sinh, sử dụng dung dịch sát khuẩn trước khi chăm sóc trẻ nhỏ. Cần vệ sinh tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với bệnh nhân, trước khi làm các thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc với dụng cụ y tế nhiễm khuẩn và thực hiện nghiêm ngặt các kỹ thuật vô khuẩn với các dụng cụ phẫu thuật, nội soi…

(Nguồn: baoquangninh.com.vn)

In bản tin