Nhiều trẻ tử vong do bệnh tay chân miệng
Cập nhật: 20/8/2011 | 8:29:06 PM
Số trẻ tử vong do mắc bệnh tay chân miệng đã “leo lên” đứng đầu trong các bệnh truyền nhiễm. Bệnh này có khoảng thời gian vàng, nếu được cấp cứu trong khoảng thời gian này thì tỉ lệ cứu sống rất cao
Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA
23 giờ 10 phút ngày 2/4, cháu N.H.D.T, 19 tháng tuổi, ngụ huyện Châu
Thành, tỉnh Trà Vinh mắc bệnh tay chân miệng đã tử vong tại Khoa Cấp cứu Bệnh
viện (BV) Nhi Đồng 2 TPHCM sau 14 giờ nhập viện.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốc (mạch nhẹ, huyết áp không đo
được). Dù đã được xử lý chống sốc, cho thở ôxy nhưng bệnh nhi vẫn không thể qua
được. Điều đáng nói là trước đó, ngày 1/4, cháu đã được đưa đến khám tại BV Nhi
Đồng 2, tuy nhiên bác sĩ chỉ chẩn đoán cháu bị viêm họng và cho về nhà.
Trước đó, ngày 31/3, một cháu bé mắc bệnh tay chân miệng cũng đã tử
vong tại BV Nhi Đồng 1 TPHCM.
Bệnh nhân
tăng vọt, nhiều ca tử vong
Bác sĩ Trần Thị Việt, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2, cho biết trước
đây số ca tử vong do mắc bệnh sốt xuất huyết luôn dẫn đầu các bệnh truyền nhiễm
thì hiện nay số trẻ tử vong do mắc bệnh tay chân miệng đã ở vị trí đầu. Chỉ từ
đầu năm đến nay, tại BV Nhi Đồng 2 đã có 4 trẻ mắc bệnh tay chân miệng tử vong.
Theo thống kê của BV Nhi Đồng 2, số trẻ mắc bệnh tay chân miệng trong 3 tháng
đầu năm 2008 là 517 trẻ, gấp 7,5 lần so với 3 tháng đầu năm 2007 (69 bệnh nhân)
và gần bằng tổng số trẻ mắc bệnh này trong năm 2006 (550 bệnh nhân). Một điều
bất thường là vào thời điểm này năm trước, Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2 có rất ít
trẻ mắc bệnh tay chân miệng nằm điều trị thì hiện nay ngày nào cũng có từ 15-30
trẻ. Bác sĩ Việt dự báo, số trẻ mắc bệnh này còn tiếp tục tăng cao trong những
ngày tới.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, cho biết
hiện mỗi ngày Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 có 40 trẻ mắc bệnh tay chân miệng và ngày
càng tăng. Trước tình hình này, bác sĩ Khanh nhận định bệnh tay chân miệng đã
vào mùa.
Càng ít biểu
hiện càng nặng
Các bác sĩ cùng ghi nhận rằng nếu trẻ đến sớm, phát hiện đúng bệnh có
nhiều khả năng điều trị được, chứ trẻ mắc bệnh tay chân miệng vào viện trong
tình trạng sốc rồi thì khó cứu. Bác sĩ Trần Thị Việt cho biết triệu chứng đặc
trưng của bệnh tay chân miệng là trẻ nổi bóng nước ở trong miệng, lòng bàn tay,
lòng bàn chân. Tuy nhiên, trẻ càng bị bệnh nặng càng ít nổi bóng nước. Điều đó
làm cho việc chẩn đoán bệnh khó khăn hơn, đặc biệt khi bác sĩ khám bệnh lại ít
nghĩ đến bệnh này.
Thực tế cho thấy, những trẻ mắc bệnh tay chân miệng bị tử vong hoặc
có biến chứng thường chỉ có một hoặc vài hồng ban nhỏ xíu mọc ở trong miệng hoặc
trong kẽ tay, kẽ chân. Tuy triệu chứng hồng ban biểu hiện rất kín đáo, khó phát
hiện nhưng người nhà sẽ thấy trẻ có những triệu chứng bất thường về thần kinh
như run tay chân, giật mình, đi đứng loạng choạng (lúc này siêu vi đã ăn vào
thân não). Và đây là những triệu chứng có thể phát hiện sớm để đưa trẻ đi điều
trị ngay. Bệnh tay chân miệng có một khoảng thời gian vàng, nếu được cấp cứu kịp
trong khoảng thời gian này thì tỉ lệ cứu sống sẽ rất cao. Nhiều bậc phụ huynh dù
thấy trẻ có những triệu chứng bất thường như giật mình, hoảng hốt lại cho rằng
do ban ngày trẻ quậy nhiều nên ngủ giật mình hoặc trả lời “tôi không biết đó là
bệnh”.
Không chỉ bệnh nhân nhiều bác sĩ ở các chuyên khoa khác khi khám bệnh
cũng ít để ý tới bệnh này. Nhiều bệnh nhi đã tử vong do cả hai thiếu sót này.
Bác sĩ Việt nhấn mạnh khi trẻ có những dấu hiệu sốt cao liên tục không hạ được,
thở mệt, nôn ói nhiều, run chi, giật mình liên tục khi ngủ, quấy khóc, lừ đừ
hoặc ngủ nhiều, đi đứng loạng choạng, yếu liệt chi, co giật, hôn mê... thì cần
đưa đến BV để được điều trị kịp thời.
Nguy cơ lây
lan chéo
Bên cạnh bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng cao thì số trẻ mắc bệnh quai bị và bệnh thủy đậu đến khám cũng đang tăng cao. Trước tình hình nhiều bệnh truyền nhiễm cùng tăng cao trong một thời điểm, bác sĩ Trần Thị Việt lo ngại về nguy cơ lây lan chéo giữa các bệnh trong một cộng đồng, một lớp học, một BV... Bệnh quai bị, thủy đậu lây qua đường hô hấp, còn bệnh tay chân miệng vừa lây qua đường hô hấp lại vừa lây qua đường tiêu hóa. Tại BV Nhi Đồng 2 đã từng điều trị cho một bệnh nhân liên tục mắc 3 bệnh truyền nhiễm do bị lây lan chéo trong BV.
(Nguồn: nguoilaodong)