Vì sao Bộ Y tế chưa công bố dịch tay chân miệng?

Cập nhật: 4/9/2011 | 1:36:11 PM

Từ đầu năm tới nay, cả nước có khoảng 32.600 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có 83 ca tử vong. Tại thời điểm này, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp với trên 2.000 ca mắc/tuần.

Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA




Vậy tại sao Bộ Y tế vẫn chưa công bố dịch tay chân miệng để có thể tập trung mọi nguồn lực, sớm khống chế dịch bệnh?
TS Nguyễn Văn Bình , Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã trao đổi với Tin Tức xung quanh vấn đề này.
Dịch tay chân miệng vẫn diễn biến phức tạp, cần chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống trước khi dịch có thể bùng phát mạnh vào những tháng cao điểm cuối năm. Vậy tại sao, Bộ Y tế chưa công bố dịch tay chân miệng, thưa ông?
Thẩm quyền công bố dịch đã quy định rõ trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, đó là: Chủ tịch UBND cấp tỉnh công bố dịch theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế đối với bệnh nhóm B và nhóm C; Bộ trưởng Bộ Y tế công bố dịch theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh đối với bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và đối với một số bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm B khi có từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên đã công bố dịch.
Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh thuộc nhóm B (các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể tử vong như sốt xuất huyết, bệnh sốt rét, bệnh thủy đậu…). Do đó, thẩm quyền công bố dịch tay chân miệng thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh, thành, theo đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành đó.

                    Bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP Hồ Chí Minh) khám chẩn đoán bệnh tay chân miệng cho trẻ. Ảnh: Phương Vy - TTXVN

Bệnh tay chân miệng chưa có vắcxin phòng bệnh, cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên biện pháp phòng bệnh là rất quan trọng. Người chăm sóc trẻ và trẻ em phải rửa tay thường xuyên trong ngày bằng xà phòng và các dung dịch rửa tay sát khuẩn trong các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ và trong các hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi. Thường xuyên làm sạch nền nhà, bàn ghế, các đồ chơi, vật dụng của trẻ bằng xà phòng và các chất sát khuẩn thông thường khác. Đặc biệt, cần cách ly trẻ ốm tại nhà, không ăn chung thìa, bát, đĩa; chất thải của trẻ bệnh cần xử lý theo quy định của Bộ Y tế…
Bộ Y tế cũng có thể công bố dịch nhóm B nếu có hai tỉnh, thành trở lên công bố dịch và có thêm một trong những yếu tố như: Số ca mắc bệnh vượt quá sự kiểm soát của cơ quan y tế địa phương; tác nhân gây bệnh đã biến đổi trở thành nguy hiểm đối với sức khỏe con người; dịch bệnh gây ra bệnh cảnh lâm sàng nặng, tỷ lệ tử vong cao và các biện pháp phòng chống không có hiệu quả; tình hình dịch bệnh xảy ra trong điều kiện thảm họa.
Nhưng thực tế, tới nay chưa có địa phương nào công bố dịch. Qua theo dõi của các viện nghiên cứu thì tác nhân gây bệnh tay chân miệng cũng chưa biến đổi, các biện pháp phòng chống dịch đưa ra vẫn còn hiệu quả. Hiện tại, cũng không có tỉnh nào có bệnh nhân tay chân miệng ở trong tình trạng bị thảm họa. Do đó, hiện chưa phải là thời điểm Bộ Y tế công bố dịch tay chân miệng. Việc công bố dịch rất quan trọng, đòi hỏi phải tập trung nguồn lực để dập dịch nên cần đúng, đủ điều kiện như Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm đã quy định.
Ông nhận định thế nào về tình hình dịch tay chân miệng thời gian tới?
Nếu mọi năm, diện mắc hẹp, các ca bệnh tay chân miệng chỉ tập trung tại một số đô thị lớn, thì năm nay diện mắc rộng hơn, các ca bệnh xuất hiện ở 52, tỉnh, thành phố. Tại một số tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, hầu như mọi xã phường đều có ca bệnh tay chân miệng. Trong khi đó, qua báo cáo từ một số đoàn kiểm tra công tác phòng chống bệnh tay chân miệng cho thấy, công tác phòng chống dịch ở nhiều địa phương chưa quyết liệt, ý thức phòng bệnh của người dân chưa đạt yêu cầu; biện pháp kỹ thuật của ngành y tế tham mưu với các cấp chính quyền chưa được thực hiện triệt để nên hiệu quả phòng bệnh chưa cao. Hơn nữa, theo thống kê hàng năm thì từ tháng 9 - 11 mới là thời điểm cao nhất của dịch bệnh tay chân miệng.
Do đó, nếu chúng ta không có biện pháp kịp thời thì dịch tay chân miệng có thể diễn biến phức tạp trong những tháng tới, gia tăng số mắc, tử vong và dịch có thể lây lan ra nhiều tỉnh, thành phố, nhất là khi các trường học đồng loạt khai giảng.
Xin cảm ơn ông !




(Nguồn: baotintuc.vn)

In bản tin