Tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng chống dịch tuần 21/2014

Cập nhật: 31/5/2014 | 7:10:18 PM

Chỉ nên bổ sung vitamin theo chỉ định của bác sĩ, nếu không có thể dẫn đến thiếu hoặc thừa vitamin, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

I. Tình hình dịch bệnh

1. MERS-CoV

Trên Thế gii

- Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, kể từ đầu vụ dịch đến ngày 29/5/2014 toàn thế giới ghi nhận 636 ca nhiễm MERS-CoV, trong đó 193 ca tử vong. Đến nay, MERS-CoV đã ghi nhận tại 19 quốc gia thuộc các khu vực Trung Đông (Ả Rập Xê Út, Jordan, Cô Oét, Ô Man, Quatar, Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen và Li Băng); châu Âu (Anh, Pháp, Đức, Ý, Hy Lạp); Bắc Phi (Tunisia, Ai Cập) và châu Á (Malaysia và Phi líp pin); Châu Mỹ (Mỹ).

- 75% ca bệnh gần đây là lây nhiễm thứ phát do có sự lây truyền từ người sang người qua tiếp xúc.

-  Tất cả các trường hợp mắc MERS-CoV đều có liên quan và xuất phát từ 6 nước tại Bán đảo Ả Rập. Phần lớn các ca bệnh đều có viêm phổi cấp tính nặng, sốt, ho và khó thở. Bệnh chưa có vắc xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Nguy cơ bệnh có thể xâm nhập vào nước ta thông qua các khách du lịch.

- Tại Vit Nam: Chưa ghi nhận trường hợp mắc.

2. Cúm A(H7N9)

Trên Thế gii

- Ngày 26/5/2014, Bộ Y tế Trung Quốc thông báo ghi nhận thêm 03 trường hợp nhiễm mới cúm A(H7N9) tại tỉnh An Huy, tất cả 03 trường hợp trên hiện đang trong tình trạng nặng và không rõ tiền sử phơi nhiễm.

- Đến nay đã có 442 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9), trong đó đã có 156 trường hợp tử vong. Ghi nhận chủ yếu tại Trung Quốc (15 tỉnh, thành phố); Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia.

Tại Vit Nam: Chưa ghi nhận trường hợp mắc.

3. Cúm A(H5N1)

Trên Thế giới

- Trong tuần Thế giới không ghi nhận trường hợp nhiễm mới cúm A(H5N1).

- Từ đầu năm 2014 đến nay Thế giới ghi nhận 13 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 06 trường hợp đã tử vong. Cụ thể số mắc/tử vong tại các quốc gia: Căm pu chia (9/4), Trung Quốc (2/0), Việt Nam (2/2).

Tại Việt Nam

- Trong tuần không ghi nhận trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) trên người.

- Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay ghi nhận 2 trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại Bình Phước và Đồng Tháp, các trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc, giết mổ gia cầm bị bệnh.

4. Các chủng vi rút cúm tại Việt Nam

Hệ thống giám sát trọng điểm cúm quốc gia được triển khai từ năm 2006 nhằm đánh giá sự lưu hành của vi rút cúm tại nước ta. Theo kết quả của các điểm giám sát trọng điểm đến ngày 28/5/2014:

+ Trong số các trường hợp mắc hội chứng cúm, tỷ lệ lưu hành chủ yếu là cúm A(H3N2) 27%, cúm B 44% và cúm A(H1N1) đại dịch 29%.

+ Trong số các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, cúm A(H1N1) chiếm 55,3%, cúm A(H3N2) chiếm 18,4%, cúm B chiếm 26,3%.

 Hiện chưa phát hiện sự biến đổi gien của vi rút ảnh hưởng đến độc lực và sự kháng thuốc của vi rút cúm tại Việt Nam.

5. Tay chân miệng

Trên Thế giới

  Trong những năm gần đây, bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng và duy trì ở mức cao tại một số nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tính đến 20/5/2014, Tổ chức Y tế Thế giới thông báo số mắc tay chân miệng đang gia tăng tại Trung Quốc (675.139 trường hợp mắc) tăng 1,9 lần, Ma Cao (1.321 trường hợp mắc) tăng 1,8 lần, Singapore (6.856 trường hợp mắc) tăng 1,03 lần so với cùng kỳ năm 2013.

 Tại Việt Nam

- Trong tuần cả nước ghi nhận 1.868 trường hợp mắc tại 57 địa phương, không có tử vong.

- So với tuần trước số mắc tăng 4,1 % (tăng 74 trường hợp). So với cùng kỳ tuần 21/2013 (mắc 1.839/1 tử vong) số mắc tăng 1,6 %. Khu vực miền Nam chiếm tỷ lệ 70,9 %.

- Tích lũy từ đầu năm 2014 cả nước ghi nhận 24.730 trường hợp mắc tại 62 địa phương, có 02 trường hợp tử vong tại tỉnh Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu. So với cùng kỳ năm 2013 (mắc 28.725/9 tử vong) số mắc cả nước giảm 13,%, tử vong giảm 07 trường hợp. Trong đó khu vực miền Bắc giảm 44,4%, miền Trung giảm 37,7%, miền Nam giảm 4,3%, Tây Nguyên tăng 0,8%.

- Trong tuần có:

+ 12 địa phương ghi nhận số mắc tăng so với tuần trước: Lâm Đồng (tăng 43 trường hợp), Cà Mau (29 trường hợp), Vĩnh Phúc (28 trường hợp), Bắc Cạn (19 trường hợp), Bình Phước (14 trường hợp), Nam Định (13 trường hợp), Phú Thọ (13 trường hợp), Hà Nội (12 trường hợp), An Giang (12 trường hợp), Bình Dương (12 trường hợp), Bạc Liêu (12 trường hợp), Yên Bái (10 trường hợp);

+ 6 địa phương có số mắc giảm: Trà Vinh, Tuyên Quang, Lào Cai, Đồng Nai, Sóc Trăng và Gia Lai.

+ 45 địa phương khác có số mắc tương đương tuần trước.

- Các tỉnh có số mắc tăng cao so với cùng kỳ 2013: Thành phố Hồ Chí Minh (29,1%), Bà Rịa-Vũng Tàu (27,8%), Cà Mau (18,7%), Lâm Đồng (16,8%),  Sóc Trăng (8,4%), Khánh Hòa (7,8%), Bình Dương (9,7%), Bạc Liêu (16,5 %), Kon Tum (18,6 %).

6. Sốt xuất huyết

Trên Thế giới

Theo WHO, năm 2014 sốt xuất huyết vẫn lưu hành ở mức cao tại nhiều quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương như: Malaysia, Singapore, Căm pu chia, Lào, Phi líp pin, New Caledonia, trong đó Malaysia tăng 2,5 lần so với cùng kỳ 2013.

Tại Việt Nam

     - Trong tuần, cả nước ghi nhận 333 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 29 tỉnh/thành phố, trong đó có 01 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết tại tỉnh Phú Yên.     

     - So với tuần trước số mắc giảm 17,2 % (giảm 69 trường hợp).

     - Tích luỹ từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận 9.746 trường hợp mắc tại 42 tỉnh/thành phố, 07 trường hợp tử vong tại thành phố Hồ Chí Minh (3), Bình Dương (1), Cà Mau (1), Bình Phước (1) và Phú Yên (1). So với cùng kỳ năm 2013 (16.452/11), số mắc giảm 40,8%, tử vong giảm 04 trường hợp. Trong đó khu vực miền Bắc tăng 10,2%, miền Trung giảm 77,9%, miền Nam giảm 19%, Tây Nguyên giảm 61,3%.

     - Trong tuần có:

     + Có 9 tỉnh có số mắc cao hơn tuần trước (tăng từ  1-7 ca): Cà Mau, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Bình Dương, Kiên Giang, Gia Lai, Khánh Hòa.

     + Có 21 tỉnh từ đầu năm đến nay không ghi nhận trường hợp mắc.

     + 33 tỉnh có số mắc tương đương tuần trước.

     - Các tỉnh có số mắc tăng cao so với cùng kỳ 2013: Bà Rịa - Vũng Tàu (32,6%), Thành phố Hồ Chí Minh (31,7%), Bình Dương (27,2%).

      7. Sốt rét

- Từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 8.069 trường hợp sốt rét, 20 trường hợp sốt rét ác tính, 01 trường hợp tử vong tại Gia Lai. Phân bố ký sinh trùng sốt rét vẫn tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên (39,8%), miền Trung (38,9%).

- So với cùng kỳ năm 2013, số bệnh nhân sốt rét giảm 36,3%, bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét giảm 38,1%, tử vong giảm 01 trường hợp.

- Cuối năm 2009 đã phát hiện ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại tỉnh Bình Phước, đến nay đã ghi nhận sốt rét kháng thuốc tại 4 tỉnh: Bình Phước, Quảng Nam, Gia Lai, và Đắc Nông.

8. Viêm não vi rút

- Trong tuần cả nước ghi nhận 10 trường hợp mắc mới, không tử vong.

-  Đến nay cả nước ghi nhận 258 trường hợp mắc (bao gồm cả viêm não Nhật Bản B và các trường hợp viêm não khác), 04 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2013 số mắc cả nước giảm 2,3%, tử vong giảm 07 trường hợp.

9. Sởi

Trên Thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới không có thông tin cập nhật thêm về bệnh sởi trên Thế giới so với báo cáo tuần trước.

Tại Việt Nam

Tích lũy từ đầu năm 2014 đến 29/5/2014 cả nước ghi nhận 4.950 trường hợp mắc sởi xác định trong số 25.512 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 63/63 tỉnh, thành phố; có 21 tỉnh, thành phố báo cáo không ghi nhận trường hợp nghi sởi mới trong ngày. Số mắc tăng cao từ tuần 6 năm 2014 và hiện đang giảm dần trong những tuần gần đây.

Tính đến ngày 29/5/2014, tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi trên phạm vi toàn quốc đạt 96,3%.

- 51 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi từ 95% trở lên là: Ninh Thuận, Bình Định, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Tiền Giang, Hưng Yên, Quảng Ngãi, Kiên Giang, Đà Nẵng, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Khánh Hòa, Bắc Kạn, TP. Hồ Chí Minh, Thái Bình, Cà Mau, Phú Yên, Hải Phòng, Sơn La, Kon Tum, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bình Phước, Long An, Đắc Nông, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Lạng Sơn, Hải Dương, Bến Tre, Nam Định, Quảng Nam, Bạc Liêu, Đắc Lắc, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Thuận, Nghệ An, Hậu Giang, Hà Giang, Thanh Hóa, Yên Bái.

- 10 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi từ 90 đến dưới 95% là: Bình Dương, Gia Lai, Điện Biên, Quảng Bình, Sóc Trăng, Quảng Trị, Lào Cai, Lai Châu, Hà Nam, An Giang.

- 02 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi dưới 90% là: Cao Bằng (87,4%), Tây Ninh (83,6%).

- Có 8/11 tỉnh, thành phố nguy cơ cao đang triển khai tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 2 tuổi đến dưới 10 tuổi, bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Nghệ An; thành phố Hà Nội đã kết thúc chiến dịch với tỷ lệ tiêm bổ sung đạt 97,9%; tỉnh Vĩnh Phúc và Thanh Hóa sẽ tiến hành tiêm chủng bổ sung trong tháng 6 năm 2014.

10. Dại

  • Trong tuần cả nước không ghi nhận trường hợp tử vong do dại, bổ sung 01 trường hợp tử vong tại Lai Châu vào tuần 16.
  • Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 23 trường hợp tử vong do bệnh dại tại Yên Bái (4), Thanh Hóa (3), Hà Nội (2), Hòa Bình (2), Quảng Ngãi (2), Tuyên Quang (2), các tỉnh có 1 ca tử vong: Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Quảng Nam. So với cùng kỳ năm 2013 số tử vong do dại giảm 17 trường hợp, trong đó tập trung chủ yếu tại khu vực miền Bắc với 20/23 trường hợp (chiếm 87%), miền Trung với 3/23 trường hợp (chiếm 13%), khu vực miền Nam và Tây Nguyên chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Tất cả các trường hợp tử vong do dại do không đi tiêm phòng sau khi bị chó cắn hoặc đi tiêm muộn.

Nhận xét chung tình hình dịch bệnh 5 tháng đầu năm 2014:

  • Bệnh MERS-CoV liên tục ghi nhận ca mắc và tử vong trong những ngày gần đây và đã có sự lây truyền từ người sang người.
  • Hiện nay số trường hợp mắc sởi xác định tại các địa phương đã giảm trong những tuần gần đây. Trong tuần không ghi nhận trường hợp tử vong liên quan đến sởi.
  • Số mắc bệnh tay chân miệng có xu hướng gia tăng từ tuần 16, hiện nay số mắc theo tuần đã bắt đầu tăng nhẹ so với tuần cùng kỳ 2013 (1,6%), tuy nhiên số mắc tích lũy vẫn thấp hơn so với cùng kỳ 2013.
  • Số mắc sốt xuất huyết liên tục giảm 3 tuần gần đây và giảm mạnh so với tuần cùng kỳ 2013, số mắc tích lũy cũng giảm mạnh so với cùng kỳ 2013 (giảm 40,8%). Tuy nhiên gia tăng cục bộ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.
  • Các bệnh truyền nhiễm khác đều có số mắc giảm so với cùng kỳ năm 2013 và không ghi nhận ổ dịch tập trung.

II. Các hoạt động phòng chống dịch đã triển khai trong tuần

1. Công tác chỉ đạo

Thực hiện Công điện số 477/CĐ-TTg ngày 16/4/2014 và Công điện số 585/CĐ-TTg ngày 06/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi, tay chân miệng và sốt xuất huyết:

+ Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, báo cáo hàng ngày Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Y tế tình hình dịch sởi, báo cáo hàng tuần tình hình bệnh truyền nhiễm và các hoạt động đã triển khai.

+ Báo cáo Thủ tướng Chính phủ số 484/BC-BYT ngày 26/5/2014 tình hình bệnh sốt rét và các hoạt động phòng chống dịch đã triển khai.

+ Công văn số 2939/BYT-DP ngày 22/5/2014 của Bộ Y tế gửi các Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.

+ Công văn số 520/DP-DT ngày 23/5/2014 của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường triển khai các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết trước mùa dịch.

- Ngày 28/5/2014 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Quyết định số 1878/QĐ-BYT về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin Sởi - Rubella (MR) trong Tiêm chủng mở rộng.

  • Công văn số 212/DP ngày 26/5/2014 đề nghị Cục Quản lý khám chữa bệnh chỉ đạo các đơn vị điều trị sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị bệnh nhân MERS-CoV.
  • Tổ chức thường trực chống dịch 24/24 tại các đơn vị y tế dự phòng.

          2. Công tác chuyên môn

  • Trình Lãnh đạo Bộ dự thảo Quyết định sửa đổi hướng dẫn giám sát hội chứng viêm đường hô hấp cấp tính khu vực Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV) và Kế hoạch hành động phòng, chống MERS-CoV.
  • Chỉ đạo địa phương với các Ban, ngành, tổ chức chính trị, chính trị xã hội phát động chiến dịch rửa tay với xà phòng phòng chống dịch bệnh.
  • Chỉ đạo việc phun hóa chất diệt muỗi chủ động diện rộng, diệt bọ gậy/lăng quăng hàng tuần tại những khu vực có nguy cơ xao xảy dịch sốt xuất huyết.
  • Đã xây dựng Kế hoạch giám sát trọng điểm bệnh truyền nhiễm năm 2014 gửi các đơn vị liên quan cho ý kiến góp ý trước khi trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.
  • Chuẩn bị tổ chức Hội thảo liên ngành các nước khu vực ASEAN xây dựng hoàn chỉnh chiến lược loại trừ bệnh dại.
  • Theo dõi chặt chẽ, đôn đốc việc tăng tỷ lệ tiêm vét cho trẻ dưới 2 tuổi và tiêm bổ sung vắc xin phòng chống dịch sởi tại 11 tỉnh, thành phố trọng điểm cho trẻ từ 2 đến dưới 10 tuổi tại xã, phường có nguy cơ cao.

          3. Công tác truyền thông

         - Ngày 26/5/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết cấp quốc gia năm 2014 (15/6/2014) tại tỉnh Đồng Tháp.

         - Công văn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc chỉ đạo các Ban, Ngành liên quan phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết.

  • Ngày 25/5/2014, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chỉ đạo Lễ phát động “Tháng hành động vì sức khỏe trẻ em” tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm mục đích thu hút sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, gia đình và toàn xã hội về tầm quan trọng và các mục tiêu cần đạt được của công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em, tạo cho trẻ có điều kiện được nuôi dạy và phát triển tốt nhất, chủ động phòng, chống dịch bệnh như bệnh sởi, tay chân miệng, thủy đậu, các bệnh đường hô hấp.
  • Công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về việc gửi tin nhắn khuyến cáo phòng chống bệnh dịch tay chân miệng, sởi, sốt xuất huyết và các bệnh dịch mùa hè đến toàn bộ thuê bao các mạng di dộng.
  • Thường xuyên cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình dịch bệnh mùa hè và các hoạt động đã triển khai. Đưa ra các hỏi - đáp, khuyến cáo phòng, chống một số dịch bệnh mùa hè (tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi, MERS-CoV, bại liệt, viêm não Nhật bản…) trên truyền hình, đài phát thanh, website của Bộ Y tế và Cục Y tế dự phòng để người dân thực hiện, về cơ bản tất cả các bệnh đều có khuyến cáo phòng bệnh.
  • Chuẩn bị nội dung về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo các biện pháp phòng, chống bệnh dịch mùa hè tại buổi Gặp mặt báo chí khu vực phía Nam ngày 29/5/2014 tại Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Phối hợp với các Bộ/Ngành: Bộ Giáo dục và Đào tại, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Giao thông vận tải, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động truyền thông, tập huấn phòng, chống sốt xuất huyết.
  • Họp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ Công tác học sinh - sinh viên) triển khai công tác phòng chống dịch trong nhà trường.

          4. Công tác kiểm tra

-  Đoàn công tác của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Thái Bình từ 26-30/5/2014.

          - Đi kiểm tra hoạt động giám sát trọng điểm và hoạt động lồng ghép trong phòng, chống sốt xuất huyết tại các tỉnh An Giang, Long An, Vĩnh Long.

          - Phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới đi kiểm tra công tác phòng, chống cúm gia cầm tại Lào Cai từ 28-30/5/2014.

         5. Hậu cần

- Tổng hợp tình hình phân bổ và tiếp nhận kinh phí phòng, chống dịch của 63 tỉnh, thành phố báo cáo Lãnh đạo Bộ.

  • Tiếp tục triển khai các hoạt động mua sắm, bàn giao trang thiết bị, thuốc điều trị cho các cơ sở y tế bằng nguồn hỗ trợ phòng chống dịch của Thủ tướng Chính phủ.
  • Hỗ trợ máy phun hóa chất, hóa chất diệt muỗi, hóa chất khử khuẩn và vật tư cho các tỉnh, thành phố triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh.

III. Một số hoạt động trọng tâm triển khai trong thời gian tới

          1. Công tác chỉ đạo

- Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm Công điện số 477/CĐ-TTg ngày 16/4/2014 về phòng chống dịch sởi và Công điện số 585/CĐ-TTg ngày 6/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng và sốt xuất huyết hạn chế đến mức thấp nhất số các trường hợp mắc và tử vong do dịch bệnh.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để có chỉ đạo kịp thời, không để dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam đặc biệt là bệnh MERS-CoV, cúm A(H7N9), ... và không để bùng phát dịch bệnh trong nước (tay chân miệng, sốt xuất huyết…).

- Tham mưu trình Lãnh đạo Bộ Y tế ký ban hành Công văn gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trọng điểm ghi nhận trường hợp tử vong do dại năm 2014 đề nghị tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng, chống.

           2. Công tác chuyên môn

Công tác giảm mắc

- Giám sát phát hiện sớm, xử lý triệt để các ổ dịch, triển khai các hoạt động phòng dịch chủ động tại những nơi có nguy cơ cao

- Tổ chức các chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy để phòng chống sốt xuất huyết hàng tuần tại các tỉnh có nguy cơ. Thả Abate vào các dụng cụ chứa nước đọng không dùng cho sinh hoạt, tập trung một số tỉnh trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Tổ chức phun hóa chất xử lý triệt để các ổ dịch, những nơi có chỉ số muỗi cao, kết hợp cả xử lý trên diện rộng và tại các hộ gia đình nhằm giảm nhanh mật dộ muỗi truyền bệnh.

- Phát động thực hiện chiến dịch rửa tay với xà phòng, phong trào vệ sinh yêu nước.

- Đẩy mạnh việc tiêm vắc xin trong dự án tiêm chủng mở rộng, đặc biệt lưu ý tỷ lệ uống vắc xin bại liệt cho trẻ em đảm bảo thành quả thanh toán bệnh bại liệt ở nước ta. 

- Tăng tỷ lệ tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 2 đến dưới 10 tuổi tại xã, phường có nguy cơ cao 11 tỉnh, thành phố trọng điểm.

- Chuẩn bị triển khai kế hoạch tiêm vắc xin Sởi - Rubella (MR) cho trẻ từ 01 đến 14 tuổi dự kiến tháng 9/2014.

- Rà soát các hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong giám sát, phòng chống MERS-CoV và sốt xuất huyết.

- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch tại các tuyến.

- Làm việc với Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Cục Quản lý lao động nước ngoài - Bộ Lao động Thương binh xã hội, Tổng Cục du lịch về việc tra đổi, thu thập các thông tin liên quan đến người Việt Nam đang công tác, làm việc tại khu vực Trung Đông.

Công tác giảm tử vong

-  Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuẩn bị thuốc, vật tư, trang thiết bị, khu vực cách ly, sẵn sàng thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân đối với các bệnh nguy hiểm mới nổi; phân tuyến điều trị bệnh nhân, thiết lập mạng lưới khám, điều trị các bệnh có nguy cơ xâm nhập và bùng phát vào nước ta như MERS - CoV, cúm A(H7N9) và một số bệnh mới nổi khác.

- Tiếp tục thực hiện quyết liệt phòng chống nhiễm khuẩn bệnh viện và lây nhiễm chéo, triển khai kế hoạch phòng chống nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo tại tất cả các cơ sở khám chữa bệnh một cách triệt để, đặc biệt tổ chức cách ly, phân luồng bệnh nhân; yêu cầu các cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng hộ cá nhân để tránh lây nhiễm trong quá trình khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân.

          - Xem xét việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung các hướng dẫn về chẩn đoán, điều trị MERS-CoV.

- Tiếp tục rà soát các trang thiết bị, thuốc, vật tư phục vụ việc cấp cứu, điều trị bệnh truyền nhiễm để đề xuất bổ sung, sửa chữa, thay thế kịp thời không để xảy ra tình trạng bị thiếu khi xảy ra dịch.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn phổ biến về các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phát huy các đơn vị huấn luyện - điều trị cho bệnh tay chân miệng, mở rộng các đơn vị này cho các bệnh lưu hành phổ biến ở nước ta.

          - Tổ chức các Đoàn đi kiểm tra, chỉ đạo công tác điều trị, phòng chống dịch tại Thái Nguyên, Hà Nội.

3. Công tác truyền thông

-  Tổ chức Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết tại tỉnh Đồng Tháp.

-  Hàng tuần cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng chống dịch đã triển khai.

- Tổ chức tập huấn cho các phóng viên báo đài về công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn người dân phòng chống dịch bệnh ngày 4/6/2014 tại Hải Phòng.

-  Tiếp tục ban hành các khuyến cáo, thông điệp truyền thông phòng chống dịch bệnh tới người dân thông qua việc đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

-  Tiếp tục phối hợp với Unilever và Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương phát các thông điệp truyền thông phòng, chống bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi.

- Xây dựng nội dung khuyến cáo, poster phòng chống MERS-CoV tuyên truyền cho hành khách nhập cảnh (sử dụng tại cửa khẩu). Xây dựng khuyến cáo về phòng chống MERS-CoV cho khách du lịch đi và đến khu vực Trung Đông.

- Công bố các đơn vị, địa phương làm tốt, làm chưa tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng về các lĩnh vực đầu tư, triển khai phòng chống dịch, tỷ lệ tiêm vắc xin sởi.

- Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong trường học và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

           4. Công tác kiểm tra

           - Tiếp tục tổ chức Đoàn kiểm tra công tác phòng chống dịch tại các tỉnh, thành phố trọng điểm. Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra các địa phương việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch, làm rõ vai trò, trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là những địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vắc xin còn thấp, tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp với số mắc, tử vong cao.

           5. Hậu cần

- Rà soát các trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ công tác giám sát, phòng chống dịch.

           - Chỉ đạo các địa phương, đơn vị đảm bảo hậu cần phục vụ công tác phòng chống dịch, thực hiện tốt không để thiếu kinh phí, thuốc, hóa chất, trang thiết bị.

(Nguồn: vncdc.gov.vn)

In bản tin