Tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng chống dịch tuần 24/2014

Cập nhật: 23/6/2014 | 9:16:57 PM

I. Tình hình dịch bệnh


1. 
MERS-CoV (Viêm đường hô hấp cấp tính tại vùng Trung Đông)
a) Trên Thế gii

- Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, tích lũy đến ngày 18/6/2014 toàn thế giới ghi nhận 703 ca nhiễm MERS-CoV tại 22 quốc gia của các khu vực: Trung Đông (9 quốc gia: Ả rập Xê út, Quata, Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Oman, Yemen, Cô oét, Lebenon, Jordan và Iran), châu Âu (7 quốc gia: Anh, Pháp, Đức, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Hà Lan, Italia), châu Mỹ (01 quốc gia: Mỹ), châu Phi (03 quốc gia: Ai Cập, Tunisia và Algeria), châu Á (02 quốc gia: Philippine và Malaysia), trong đó có ít nhất 250 ca tử vong.

- Phần lớn các trường hợp bệnh được ghi nhận tại Ả rập Xê út. Đa số các trường hợp mắc là cư dân, số ít trường hợp nhiễm bệnh là khách du lịch.
b) Ti Vit Nam: Chưa ghi nhận trường hợp mắc.

2. Cúm A(H7N9)
a) Trên Thế gii

- Trong tuần WHO thông báo ghi nhận 01 trường hợp nhiễm cúm A(H7N9) tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

- Tổng số ghi nhận cúm A(H7N9) tới nay là 449 trường hợp nhiễm, 158 tử vong (tỉ lệ tử vong là 35,2%). Ghi nhận chủ yếu tại Trung Quốc (15 tỉnh, thành phố), Đài Loan, Hồng Kông và Malaysia.
b) Ti Vit Nam: Chưa ghi nhận trường hợp mắc.

3. Cúm A(H5N1)

a) Trên Thế giới

- Trong tuần Thế giới ghi nhận bổ sung 02 trường hợp mắc và tử vong do cúm A(H5N1) tại Indonesia từ tháng 4 - 5/2014.

- Từ đầu năm 2014 đến nay Thế giới ghi nhận 15 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 08 trường hợp đã tử vong. Cụ thể số mắc/tử vong tại các quốc gia: Căm pu chia (9/4), Trung Quốc (2/0), Việt Nam (2/2), Indonesia (2/2).

b) Tại Việt Nam

- Trong tuần không ghi nhận trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) trên người.

- Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay ghi nhận 2 trường hợp tử vong do cúm A(H5N1) tại Bình Phước và Đồng Tháp, các trường hợp này đều có tiền sử tiếp xúc, giết mổ gia cầm bị bệnh.

4. Các chủng vi rút cúm tại Việt Nam

Hệ thống giám sát trọng điểm cúm quốc gia được triển khai từ năm 2006 nhằm đánh giá sự lưu hành của vi rút cúm tại nước ta. Theo kết quả của các điểm giám sát trọng điểm đến ngày 15/6/2014:

+ Trong số các trường hợp mắc hội chứng cúm, tỷ lệ lưu hành chủ yếu là cúm B 42%, cúm A(H3) 35% và cúm A(H1N1) 23%.

+ Trong số các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nặng, cúm A(H1N1) chiếm 49,3%, cúm B chiếm 25,8%, cúm A(H3N2) chiếm 24,9%.

 Hiện chưa phát hiện sự biến đổi gien của vi rút ảnh hưởng đến độc lực và sự kháng thuốc của vi rút cúm tại Việt Nam.

5. Bại liệt

- Theo thống kê của Chương trình thanh toán bệnh bại liệt toàn cầu, tính từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 94 trường hợp nhiễm vi rút bại liệt hoang dại (tăng 39 trường hợp so với năm 2013) tại 10 nước (Áp-ga-nít-tan, Cameroon, Guinea, Ethiopia, Israel, Nigeria, Pa-kít-tan, Somalia, I Rắc và Sy-ri) trong đó Pa-kít-tan ghi nhận số mắc nhiều nhất (75 trường hợp).  Tất cả các trường hợp mắc bệnh đều là típ 1.

- Trong năm 2014 đã ghi nhận sự lan truyền quốc tế của vi rút hoang dại từ 3 trong số 10 nước hiện đang lưu hành bệnh gồm: khu vực Trung Á (từ Pa-kít-tan đến Áp-ga-nít-tan), Trung Đông (từ Sy-ri đến I Rắc) và ở Trung Phi (từ Cameroon đến Guinea).

- Ngày 18/6/2014, Đầu mối IHR của Braxin thông báo phân lập được vi rút bại liệt hoang dại típ 1 từ mẫu bệnh phẩm thu từ nước thải cống rãnh tại Sao Paulo, Braxin.

6. Tay chân miệng
a) Trên Thế giới

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tay chân miệng tiếp tục lưu hành ở mức cao tại nhiều nước trong khu vực, trong đó tính đến 3/6/2014, số mắc tay chân miệng tại Trung Quốc tăng 92,4%, tại Ma Cao (Trung Quốc) tăng 69%, tại Singapore tăng 1,9% so với năm 2013.

b) Tại Việt Nam

- Trong tuần (từ 09/6/2014 đến 15/6/2014) ghi nhận 2.038 trường hợp mắc, không có tử vong. So với tuần trước (1.863/0) số mắc tăng 9,4% (tăng 175 trường hợp). Khu vực miền Nam chiếm tỷ lệ 71,1%.

- Trong tuần (từ 09/6/2014 đến 15/6/2014) có:

+ 12 địa phương ghi nhận số mắc tăng so với tuần trước: Long An (tăng 54 trường hợp), Đồng Nai (tăng 30 trường hợp), Thanh Hóa (tăng 25 trường hợp), Sóc Trăng (tăng 24 trường hợp), Lâm Đồng (tăng 22 trường hợp), Bạc Liêu (tăng 19 trường hợp), Quảng Ninh (tăng 17 trường hợp), Kiên Giang (tăng 17 trường hợp), Tiền Giang (tăng 16 trường hợp), Hưng Yên (tăng 15 trường hợp), Ninh Bình (tăng 13 trường hợp), An Giang (tăng 13 trường hợp).

+ 04 địa phương có số mắc giảm so với tuần trước: Vĩnh Phúc, Đắk Lắk, Bình Dương, Khánh Hòa.

+ 42 địa phương khác có số mắc tương đương so với tuần trước.

  + 05 địa phương không ghi nhận ca bệnh trong tuần.

  - Các địa phương bổ sung 130 trường hợp mắc từ các tuần trước.

- 10 tỉnh có số mắc tích lũy trên 100.000 dân cao nhất nước: Bà Rịa - Vũng Tàu (144,36), Vĩnh Long (91,90), Bến Tre (84,53), Đồng Tháp (82,95), Cà Mau (79,60), Đồng Nai (76,86), Lâm Đồng (74,87), Long An (74,30) và Khánh Hòa (70,42) và Bình Dương (67,66).

- Các tỉnh, thành phố có số mắc tăng so với cùng kỳ 2013: TP. Hồ Chí Minh (28,4%), Bà Rịa - Vũng Tàu (23,4%), Lâm Đồng (29,8%), Cà Mau (22,1%), Khánh Hòa (28,9%), Sóc Trăng (18,5%), Nam Định (207/6 trường hợp), Bạc Liêu (23,8%), Bình Dương (14,1%) và Đắc Nông (92,9%).

Tích lũy từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận 31.139 trường hợp mắc, có 02 trường hợp tử vong tại tỉnh Long An và Bà Rịa - Vũng Tàu. So với cùng kỳ năm 2013 (33.704 mắc/11 trường hợp tử vong) số mắc cả nước giảm 7,6%, tử vong giảm 09 trường hợp. Trong đó khu vực miền Bắc giảm 26,3%, miền Trung giảm 34,3%, miền Nam tăng 0,7%, Tây Nguyên tăng 5,0%.

  - Típ vi rút gây bệnh lưu hành EV 71 (57,6%) và các EV khác.

  - Các tỉnh có số mắc tăng cao so với tuần trước và số mắc tích lũy tăng cao so với cùng kỳ năm 2013 đã tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng phòng chống bệnh tay chân miệng: Long An, Đồng Nai, Bạc Liêu, Quảng Ninh, Tiền Giang, Hưng Yên, Vĩnh Long, Cà Mau, Khánh Hòa.

7. Sốt xuất huyết
a) Trên Thế giới

Theo WHO, năm 2014 sốt xuất huyết vẫn lưu hành ở mức cao tại nhiều quốc gia trong khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó tính đến ngày 03/6/2014 tại Malaysia tăng 258%, Úc tăng 2,2% so với năm 2013.
b) Tại Việt Nam

     - Trong tuần (từ 09/6/2014 đến 15/6/2014), cả nước ghi nhận 380 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 32 tỉnh, thành phố, không ghi nhận trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. So với tuần trước (378/0), số mắc tăng 0,5 %.

- Trong tuần có:

     + Có 19 tỉnh có số mắc cao hơn tuần trước: Đồng Nai (21 trường hợp), TP. Hồ Chí Minh (19 trường hợp), Tiền Giang (10 trường hợp), Bình Dương (08 trường hợp), Đà Nẵng (06 trường hợp), Bà Rịa - Vũng Tàu (05 trường hợp), Quảng Nam (03 trường hợp), Bình Thuận (03 trường hợp), Bình Phước (03 trường hợp), Vĩnh Long (03 trường hợp), Hà Nội (02 trường hợp), Quảng Ngãi (02 trường hợp), các tỉnh Bắc Ninh, Quảng Ninh, Bình Định, Hậu Giang, Trà Vinh, Gia Lai, Kon Tum tăng 01 trường hợp.

     + 15 tỉnh có số mắc giảm so với tuần trước.

     + 29 địa phương không ghi nhận ca bệnh mắc mới trong tuần.

     - Các địa phương bổ sung 37 trường hợp mắc từ các tuần trước.

     - 10 tỉnh, thành phố có số mắc tích lũy /100.000 dân cao nhất cả nước: Bà Rịa - Vũng Tàu (68,9), Bình Dương (57,0), TP. Hồ Chí Minh (42,4), Đồng Nai (35,9), Khánh Hòa (35,4), Long An (33,6), Sóc Trăng (27,9), Phú Yên (20,8), Bình Thuận (19,9), An Giang (19,5). Tỷ lệ mắc/100.000 dân của cả nước: 12,0.

     - Có 21 tỉnh từ đầu năm đến nay không ghi nhận trường hợp mắc.

     - Tích luỹ từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận 11.148 trường hợp mắc tại 42 tỉnh, thành phố, 07 trường hợp tử vong tại tỉnh thành phố Hồ Chí Minh (03), Bình Dương (01), tỉnh Cà Mau (01), Bình Phước (01) và Phú Yên (01). So với cùng kỳ năm 2013 (20.338/13), số mắc giảm 45,2 %, tử vong giảm 06 trường hợp. Trong đó khu vực miền Bắc giảm 3,5 %, miền Trung giảm 80,4 %, miền Nam giảm 22,4 %, Tây Nguyên giảm 80 %.

     - Trong tuần, cả nước ghi nhận 66 ổ dịch, trong đó có 65 ổ dịch đã được xử lý (98,5%). So với tuần trước, số ổ dịch tăng 14 % (08 ổ dịch), số ổ dịch đã được xử lý tăng 14,0 % (08 ổ dịch). 02 tỉnh có số ổ dịch phát hiện trong tuần cao: TP. Hồ Chí Minh (32/32), Bà Rịa - Vũng Tàu (7/7).

     - Tích lũy đến nay, cả nước ghi nhận 1.262 ổ dịch, trong đó có 1.246 ổ dịch đã được xử lý (98,7%). 06 tỉnh có số ổ dịch phát hiện tích lũy cao: TP. Hồ Chí Minh (634/634), Đồng Nai (67/65), Long An (65/65), An Giang (60/60), Bình Dương (54/48), Sóc Trăng (53/53).

8. Sởi
a) Trên Thế giới

         Theo WHO đến tháng 6/2014 trên thế giới bệnh dịch sởi ghi nhận tại 171/194 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó tập trung tại khu vực khu vực Tây Thái Bình Dương, châu Phi.
b) Tại Việt Nam

- Trong tuần ghi nhận 141 trường hợp dương tính với sởi, so với tuần trước giảm 17% và ghi nhận 01 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Trong tuần có 9 tỉnh, thành phố (Bắc Giang, Phú Thọ, Hưng Yên, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Đắc Lắc, Long An, Cao Bằng) không ghi nhận trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Hiện nay chỉ ghi nhận số mắc rất rải rác, đơn lẻ, tại các địa phương, không có ổ dịch tập trung.

Tích lũy từ đầu năm 2014, cả nước ghi nhận 31.313 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 63/63 tỉnh, thành phố, trong đó 5.476 trường hợp mắc sởi xác định, 146 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi.

- 10 tỉnh, thành phố có số tích lũy trường hợp sốt phát ban nghi sởi /100.000 dân cao nhất cả nước: Hà Giang (147,0), Cà Mau (142,4), Yên Bái (118,9), Lào Cai (117,9), Bắc Ninh (115,5), Vĩnh Phúc (110,1), Sóc Trăng (88,7), Hà Nội (86,8), Bình Dương (81,8), Hưng Yên (70,2).

- 10 tỉnh, thành phố có số trường hợp xác định với sởi tích lũy /100.000 dân cao nhất cả nước: Đà Nẵng (32,7), Hà Giang (29,6), Hà Nội (23,9), Lào Cai (23,0), Đắc Nông (21,2), Vĩnh Phúc (21,2), Bắc Ninh (18,2), Quảng Ninh (17,6), Yên Bái (16,7), Điện Biên (15,4)

- Số các trường hợp sốt phát ban nghi sởi nhập viện tại 3 Bệnh viện: Bạch Mai, Nhiệt đới, Nhi Trung ương liên tục giảm, số nhập viện cao nhất ngày 5/5/2014 với 52 trường hợp, đến nay trung bình trong tuần chỉ ghi nhận 9 ca nhập viện/ngày.

- Kết quả triển khai tiêm vét vắc xin sởi trên phạm vi toàn quốc tính đến ngày 18/6/2014 đạt 97%. Trong đó có 57 tỉnh đạt mục tiêu của kế hoạch; 06 tỉnh, thành phố đạt tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi từ 90 đến dưới 95%: Quảng Bình, Quảng Trị, Lào Cai, Lai Châu, Tây Ninh, Cao Bằng.

- Kết quả triển khai tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 2 tuổi đến dưới 10 tuổi tại 11 tỉnh, thành phố bao gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Giang, Nghệ An, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, trong đó 06 tỉnh có tỷ lệ tiêm bổ sung vắc xin sởi cho trẻ từ 2 tuổi đến dưới 10 tuổi đạt trên 85% trở lên: Bắc Giang (98.8%), Hải Dương (98,6%), Hà Nội (98%), Vĩnh Phúc (92,1%), Nghệ An (92,1%), Hưng Yên (87,3), 05 tỉnh còn lại đạt dưới 70%. Các tỉnh sẽ tiếp tục triển khai tiêm chủng bổ sung trong tháng 6 năm 2014.
9
. Viêm não vi rút
- Trong tuần cả nước ghi nhận 9 trường hợp mắc viêm não vi rút, không tử vong.
-  Tích lũy số mắc/tử vong từ đầu năm 2014 đến nay ghi nhận 319 trường hợp mắc, 4 trường hợp tử vong tại các tỉnh (theo số liệu thống kê thì tỷ lệ xét nghiệm dương tính viêm não Nhật bản trong số viêm não vi rút khoảng 9%). So với cùng kỳ năm 2013 số mắc giảm 20,1%, tử vong giảm 07 trường hợp.

10. Sốt rét

- Từ đầu năm 2014 đến 19/6/2014 cả nước ghi nhận 9.084 trường hợp sốt rét, 21 trường hợp sốt rét ác tính, 01 trường hợp tử vong tại Gia Lai. Phân bố ký sinh trùng sốt rét tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên (39,02%), miền Trung (40,98%).

- So với cùng kỳ năm 2013, số bệnh nhân sốt rét giảm 35,6%, bệnh nhân có ký sinh trùng sốt rét giảm 35,04%, tử vong giảm 01 trường hợp.

- 10 tỉnh có số mắc sốt rét lâm sàng/1000 dân cao nhất cả nước: Cao Bằng (0,82), Kon Tum (0,73), Ninh Thuận (0,71), Lai Châu (0,68), Bình Phước (0,53), Gia Lai (0,50), Vĩnh Phúc (0,45), Hà Tĩnh (0,43), Hoà Bình (0,38), Quảng Bình (0,33). Tỷ lệ bệnh nhân mắc sốt rét/1000 dân của cả nước đến 19/6/2014 là 0,10.

11. Dại

- Trong tuần cả nước không ghi nhận trường hợp tử vong do dại, bổ sung 01 trường hợp tử vong tại tỉnh Thái Bình.

- Từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 29 trường hợp tử vong do bệnh dại tại Yên Bái (4), Thanh Hóa (3), Hà Nội (2), Hòa Bình (2), Quảng Ngãi (2), Tuyên Quang (2), Lai Châu (2), Hà Tĩnh (2) các tỉnh có 1 ca tử vong: Bắc Giang, Phú Thọ, Nghệ An, Lào Cai, Sơn La, Quảng Nam, Kiên Giang, Đồng Nai, Thái Bình.

- So với cùng kỳ năm 2013 số tử vong do dại giảm 15 trường hợp, trong đó tập trung chủ yếu tại khu vực miền Bắc với 23/29 trường hợp (chiếm 79,4%), miền Trung với 3/29 trường hợp (chiếm 10,3%), khu vực miền Nam với 3/29 (10,3%), khu vực Tây Nguyên chưa ghi nhận. Tất cả các trường hợp tử vong do dại do không đi tiêm phòng sau khi bị chó cắn hoặc đi tiêm muộn.
12. Liên cầu lợn ở người

- Trong tuần không ghi nhận trường hợp nhiễm liên cầu lợn ở người.

- Tích lũy từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 16 trường hợp nhiễm liên cầu lợn, trong đó có 5 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2013 số mắc giảm 76,8%, tử vong giảm 02 trường hợp.
 

Nhận xét chung tình hình dịch bệnh 6 tháng đầu năm 2014

- Bệnh MERS-CoV diễn biến phức tạp và liên tục ghi nhận các trường hợp mắc mới, tử vong, nguy cơ xâm nhập vào nước ta qua khách du lịch và khách nhập cảnh tại khu vực Trung Đông.

- Số trường hợp mắc sởi đã giảm liên tục trong các tuần vừa qua. Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tổ chức tiêm vét vắc xin sởi đạt trên 90%, tỷ lệ tiêm vét cả nước đạt trên 97%.

- Số mắc tích lũy do bệnh tay chân miệng năm 2014 giảm so với cùng kỳ năm 2013, nhưng số mắc có xu hướng gia tăng trong 5 tuần gần đây.

- Số mắc sốt xuất huyết liên tục giảm 5 tuần gần đây và giảm mạnh so với tuần cùng kỳ 2013, số mắc tích lũy cũng giảm mạnh so với cùng kỳ 2013 (giảm 45,2%). Tuy nhiên gia tăng cục bộ tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương.

- Đối với bệnh dại, số tử vong tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Số tử vong do dại giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2013 (giảm 15 trường hợp)

- Các bệnh truyền nhiễm khác đều có số mắc giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2013 và không ghi nhận ổ dịch tập trung.

II. Các hoạt động phòng chống dịch đã triển khai trong tuần
1. 
Công tác chỉ đạo, giám sát phòng chống dịch

Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên cả nước, đặc biệt những tỉnh có số mắc gia tăng cục bộ để chỉ đạo kịp thời, không để dịch bùng phát, lan rộng, kéo dài.
- Ngày 19/6/2014, Lãnh đạo Bộ Y tế ký Công văn số 3839/BYT-DP về việc áp dụng tờ khai y tế đối với người nhập cảnh đến từ 9 nước khu vực Trung Đông.
Công văn số 608/DP-KD ngày 17/6/2014 của Cục Y tế dự phòng về việc truyền thông phòng chống MERS-CoV đối với khách du lịch.

Công văn số 604/DP-DT ngày 13/6/2014 của Cục Y tế dự phòng gửi các Sở Y tế về việc tăng cường giám sát và phòng, chống nhiễm liên cầu lợn ở người.

Công văn số 613/DP-DT ngày 18/6/2014 của Cục Y tế dự phòng gửi các Trung tâm Y tế dự phòng về việc tiến hành xét nghiệm, thống kê báo cáo các trường hợp mắc viêm não Nhật Bản và viêm não do các vi rút khác.

Ngày 16/6/2014, Cục Y tế dự phòng phối hợp với Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm phòng chống cúm A(H5N1) tại Đà Nẵng.

Chỉ đạo các địa phương tiếp tục triển khai chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng phòng chống sốt xuất huyết và rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh môi trường phòng chống bệnh tay chân miệng, đặc biệt tại khu vực phía Nam là nơi chiếm tỷ lệ mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết cao nhất cả nước.

Tiếp tục tăng cường giám sát tại các cửa khẩu để kịp thời phát hiện, cách ly những ca nghi ngờ MERS-CoV đến từ khu vực Trung Đông. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế trên cả nước, trong tháng 5 có 16.715 hành khách đến Việt Nam từ khu vực Trung Đông trên 116 chuyến bay của 2 hãng hàng không Quatar, United Arab Emirates.

- Tổ chức thường trực chống dịch 24/24 giờ tại các đơn vị y tế dự phòng.

  2. Công tác truyền thông

  - Tổ chức mít tinh và chạy bộ đồng hành hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống sốt xuất huyết cấp quốc gia năm 2014 tại tỉnh Đồng Tháp, ngày 15/6/2014, với 5.000 người tham gia.

  - Xây dựng khuyến cáo phòng chống bệnh liên cầu lợn ở người đăng trên website của Cục Y tế dự phòng và cung cấp thông tin cho người dân về các biện pháp phòng chống.

  - Triển khai công tác truyền thông tại cửa khẩu sân bay quốc tế về phòng chống Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông do vi rút corona (MERS-CoV).

  - Thường xuyên đăng tải các thông điệp, khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh trên website và cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông đại chúng để phối hợp truyền thông phòng, chống dịch.

  3. Công tác kiểm tra

- Đoàn công tác của Lãnh đạo Bộ Y tế đi kiểm tra công tác thực hiện kế hoạch phòng chống dịch bệnh sởi, tay chân miệng, sốt xuất huyết, công tác an toàn thực phẩm 5 tháng đầu năm 2014 và triển khai kế hoạch 7 tháng cuối năm 2014, đôn đốc công tác đảm bảo an toàn tiêm chủng và tiêm vét vắc xin sởi (hiện nay tỷ lệ tiêm vét vắc xin sởi của cả nước đạt trên 97%) tại các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Bến Tre, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang.

- Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur và các địa phương tiếp tục tổ chức các đoàn đi kiểm tra, giám sát, hỗ trợ phòng chống dịch tại các khu vực có nguy cơ.

  4. Hậu cần
- Xây dựng kế hoạch dự trữ hàng hóa phòng chống dịch bệnh.

- Tiếp tục hỗ trợ máy phun hóa chất, hóa chất diệt muỗi, hóa chất khử khuẩn và vật tư phòng chống dịch cho các tỉnh, thành phố triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh.

III. Một số hoạt động trọng tâm triển khai trong thời gian tới

  1. Công tác chỉ đạo

- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trong nước và quốc tế để có chỉ đạo kịp thời, không để dịch bệnh xâm nhập vào Việt Nam đặc biệt là bệnh MERS-CoV, cúm A(H7N9), ... và không để bùng phát dịch bệnh trong nước (tay chân miệng, sốt xuất huyết…).

- Tiếp tục theo dõi, đôn đốc tổ chức các chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy để phòng chống sốt xuất huyết hàng tuần tại các tỉnh có nguy cơ, chiến dịch rửa tay với xà phòng phòng chống bệnh tay chân miệng.

2. Công tác truyền thông

- Thường xuyên cung cấp thông tin cho báo chí về tình hình dịch bệnh và các hoạt động phòng chống dịch đã triển khai hàng tuần.

- Tiếp tục đưa các khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

- Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch trong trường học và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

  3. Công tác chuyên môn

- Phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn chỉnh sửa đổi Hướng dẫn giám sát và phòng, chống sốt xuất huyết và bệnh liên cầu lợn ở người.

- Hoàn chỉnh kế hoạch dự trữ hàng hóa phòng chống dịch bệnh.

- Đẩy mạnh, tăng tỷ lệ tiêm vắc xin trong dự án tiêm chủng mở rộng. 

- Tiếp tục tổ chức tập huấn cho các cán bộ làm công tác giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch tại các tuyến.

- Chuẩn bị triển khai kế hoạch tiêm vắc xin Sởi - Rubella (MR) cho trẻ từ 01 đến 14 tuổi dự kiến tháng 9/2014.

- Triển khai phần mềm giám sát bệnh truyền nhiễm tại 63 tỉnh, thành phố trên phạm vi cả nước.

- Triển khai đề tài nghiên cứu hiệu quả của sử dụng hóa chất diệt ấu trùng muỗi Sumilarv tại thành phố Vũng Tàu tỉnh Bà Rịa  - Vũng Tàu.

  4. Công tác kiểm tra

  Tiếp tục tổ chức các Đoàn kiểm tra, chỉ đạo, hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.

  5. Hậu cần

- Thường xuyên theo dõi, rà soát các trang thiết bị, thuốc, vật tư, hóa chất phục vụ công tác giám sát, phòng chống dịch.

- Cung ứng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng, đảm bảo không để thiếu vắc xin trong tiêm chủng mở rộng.

  - Chỉ đạo các địa phương, đơn vị đảm bảo hậu cần phục vụ công tác phòng chống dịch, thực hiện tốt không để thiếu kinh phí, thuốc, hóa chất, trang thiết bị.

(Nguồn: vncdc.gov.vn)

In bản tin