Các vấn đề y tế quan trọng trên toàn cầu trong năm 2011

Cập nhật: 4/1/2012 | 7:33:40 PM

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2011, một số lĩnh vực như AIDS, bệnh lao và sốt rét đã có tiến bộ quan trọng, giảm cả số ca tử vong và mới mắc. Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thống nhất được một chương trình nghị sự toàn cầu về các bệnh không lây nhiễm. Đây là lần thứ hai một vấn đề sức khỏe được chọn làm chủ đề cho một cuộc họp cấp cao của Liên Hợp Quốc, sau HIV/AIDS.

 
          Thiên tai và xung đột đã gây ra nhiều tổn thất. Năm 2011 được đánh dấu bởi thiệt hại do động đất, sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Nhật Bản. Các cuộc xung đột đã làm gián đoạn việc cung cấp dịch vụ y tế và gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở một số nước, đặc biệt là ở Libi- nơi được WHO quan tâm hỗ trợ về chuyên môn vàviện trợ y tế. Năm 2011 cũng tiếp tục ghi dấu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và WHO đã phải làm việc nhiều hơn góp phần vào việc cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả.

          Dưới dây là những vấn đề y tế quan trọng trong năm 2011.

  1. Theo dõi các nguồn lực và kết quả về sức khỏe của phụ nữ và trẻ em

          Đảm bảo báo cáo toàn cầu định kỳ, giám sát trách nhiệm về chăm sóc sức khỏe phụ nữ và trẻ em là chìa khóa nhằm sử dụng nguồn lực có hiệu quả tối đa. Ủy ban Thông tin và Trách nhiệm về sức khoẻ phụ nữ và trẻ emdo Tổng Giám đốc WHO và Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông quốc tế làm đồng chủ tịchgiúp củng cố thêm Chiến lược toàn cầu về sức khỏe phụ nữ và trẻ em do Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phát độngThu thập thông tin chính xác về số sinh, tử vong và nguyên nhân tử vong cũng như theo dõi các nguồn lực đã cam kết giúp đảm bảo cho Chiến lược thành công. Một nhóm chuyên gia đánh giá độc lập sẽ thường xuyên cung cấp các thông tin mới nhất cho TổngThư ký đến tận năm 2015.

  2. Giảm uống rượu

          Mỗi năm, uống rượu đã khiến 2,5 triệu người tử vong trên toàn thế giới. WHO đã đưa ra Báo cáo tình trạng sử dụng rượu và sức khỏe toàn cầu nhằm mục đích giảm các ca tử vong này bằng cách cung cấp cho 100 chính phủ những thông tin về tiêu thụ rượu ở cấp quốc gia. Điều này sẽ giúp họ thiết lập các chính sách trong các lĩnh vực quan trọng như tiếp thị rượu và uống rượu khi lái xe.
 

  3. WHO cung cấp nguồn viện trợ y tế cho Libi

          Sáu tấn hàng cứu trợ y tế của WHO đã được gửi tới Libi để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh cho người dân đang sống trong tình trạng bất ổn dân sựbao gồm các loại thuốc thiết yếu và các trang thiết bị y tế cơ bản để điều trị cho khoảng 50.000 người trong 3 tháng.

  4. Nhật Bản: động đất, sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân

          Vào tháng 3/2011, một trận động đất dẫn đến sóng thầngây ra sự cố nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima, Nhật Bản. Hàng trăm ngàn người đã được sơ tán do sự cố này. WHO đã phối hợp với các cơ quan khác của Liên Hợp Quốc để hỗ trợ cho các nỗ lực đảm bảo an toàn cho người dân của chính phủ Nhật Bản. WHO cũng đưa ra khuyếncáo kịp thời cho công chúng về những tác động sức khỏe của chất phóng xạ, cảnh báo người dân không tự dùngmuối iốt để chống nhiễm phóng xạ.

  5. Bảo tồn tác dụng của thuốc kháng sinh

          Kháng thuốc ngày càng trở nên phổ biến và nhiều nhiễm trùng không còn chữa khỏi được bằng các loại thuốchàng đầu. Nhân Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2011, WHO kêu gọi hành động khẩn cấp và phối hợp để làm chậm tốc độ lây lan của kháng thuốc, hạn chế tác động của nó ngabây giờ và bảo tồn những tiến bộ y học cho các thế hệ tương lai. WHO đã đưa ra một gói chính sách mới để giúp các chính phủ và các cơ quan quản lý dược phẩm có những biện pháp hiệu quả chống kháng thuốc.

  6. Tuần lễ Tiêm chủng giúp hàng triệu người được tiêm phòng

          Tuần lễ tiêm chủng giúp bảo vệ người dân chống lại các bệnh nguy hiểm như bạch hầu, viêm gan A và B, sởi, bệnh do phế cầu, bại liệt, tiêu chảy do rotavirus và uốn ván. Lần đầu tiên, tuần lễ tiêm chủng năm nay được tổ chức đồng thời tại khoảng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chỉ riêng ở châu Phi, 75 triệu trẻ em, phụ nữ và nam giới thuộc22 quốc gia đã được tiêm phòng bại liệt.

  7. Mở ra tiềm năng cho người khuyết tật

          Báo cáo thế giới đầu tiên về tình trạng tàn tật đã chỉ ra một số rào cản mà hơn 1 tỉ người khuyết tật phải đối mặt trong cuộc sống thường nhật. Báo cáo khuyến khích chính phủ các nước nỗ lực hơn nữa để cho phép những người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế chủ chốt và đầu tư vào các chương trình giúp phát huy tiềm năng của người khuyết tật.
 

  8. Tình trạng thiếu hụt nữ hộ sinh gây nguy hiểm cho tính mạng của phụ nữ và trẻ sơ sinh

          Báo cáo đầu tiên về tình trạng nữ hộ sinh trên thế giới đã nêu bật sự thiếu hụt nữ hộ sinh có kỹ năng ở nhiều nước thu nhập thấp. Báo cáo cho thấy sự cần thiết phải đào tạo và đưa thêm nhiều nữ hộ sinh đến tất cả vùng miền,đặc biệt là vùng xa xôi và nông thôn, nhằm đạt được các mục tiêu toàn cầu về cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh.

  9. Lần đầu tiên kỷ niệm Ngày Viêm gan Thế giới

          Mỗi năm có khoảng 1 triệu người tử vong do nhiễm vi rút viêm gan. Ngày Viêm gan Thế giới năm 2011 lầnđầu tiên được khởi xướng nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về vi rút viêm gan và căn bệnh mà nó gây ra. Ngàykỷ niệm này tạo cơ hội để chú ý đến tầm quan trọng của việc chuẩn bị ứng phó toàn cầu đối với bệnh viêm gan và tăng cường phòng ngừa - ví dụ như bằng cách tăng độ bao phủ vắc xin viêm gan B.

  10. Cuộc chiến với các bệnh không lây nhiễm

          36 triệu người tử vong mỗi năm do các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường, ung thư và bệnh phổi mn tính. Nhiều tử vong trong số này xảy ra độ tuổi dưới 60,  90% số này là ở các nước có thu nhập trung bình và thấp. Ngoài việc phối hợp tổ chức Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về các bệnh không lây nhiễm, WHO đã lập bản đồ về tình hình bệnh ở từng quốc gia và nghiên cứu về các giải pháp chi phí thấp mà các nước có thu nhập thấp có thể thực thi.

  11. Mỗi năm, hơn 2 triệu người tử vong do các hạt ô nhiễm không khí

          Ô nhiễm không khí (cả trong nhà và ngoài trời) có thể đe dọa sức khỏe của người dân thành thịĐiều này được tổng kết từ dữ liệu của WHO về chất lượng không khí của gần 1.100 thành phố tại 91 quốc gia, kể cả các thủ đô và các thành phố có trên 100.000 dân.
 

  12. Điều kiện xã hội ảnh hưởng đến bất bình đẳng về sức khỏe

          Tình trạng sức khỏe cá nhân phần lớn được xác định bởi vị thế kinh tế xã hội của bản thân. Tại các quốc gia có thu nhập thấp, tuổi thọ trung bình là 57 tuổi, trong khi tại các quốc gia có thu nhập cao, tuổi thọ trung bình là 80 tuổi. Tại Hội nghị thế giới về các yếu tố xã hội tác động đến sức khỏe được tổ chức vào tháng 10/2011, đại diện củahơn 100 quốc gia đã cùng bàn thảo nguyên nhân gốc rễ của sự bất bình đẳng về sức khỏe.

  13. Thiếu vốn cho phòng chống bệnh lao có nguy cơ làm chậm tiến triển

          Theo Báo cáo về kiểm soát bệnh lao toàn cầu năm 2011 của WHO, số người tử vong do bệnh lao đã giảm xuống mức thấp nhất trong một thập niên qua. Tuy nhiên, tiến bộ này đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu vốn, đặc biệt là vốn dành cho việc phòng chống lao kháng thuốc.

  14. Tử vong do sốt rét giảm nhưng tiến bộ vẫn còn chưa bền vững

          Kể từ năm 2000, tỷ lệ tử vong do sốt rét đã giảm hơn 25% trên toàn cầu. Tuy nhiên, hiện nay cần phải nhanh chóng thực hiện các bước kiểm soát sự lây lan của ký sinh trùng kháng thuốc để tránh nguy cơ mất đi các thuốc điều trị bệnh sốt rét hiệu quả nhất.


(Nguồn: nihe.org.vn)

In bản tin