Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong đổi mới hệ thống y tế

Cập nhật: 19/5/2015 | 3:21:11 PM

Ngày 18/5, phiên họp lần thứ 68 của Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức khai mạc tại Geneva, Thụy Sĩ. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự có bài phát biểu tại phiên họp này.

Ngày 18/5, phiên họp lần thứ 68 của Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức khai mạc tại Geneva, Thụy Sĩ. Phiên họp thu hút sự tham gia của hơn 3.000 đoàn đại biểu từ 194 quốc gia thành viên. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự có bài phát biểu tại phiên họp này.

Phiên họp năm nay sẽ diễn ra từ ngày 18 đến 26/5 nhằm thảo luận một loạt các vấn đề như dịch bệnh Ebola, các chương trình y tế chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ vị thành niên, người già, tình trạng kháng thuốc kháng sinh, các chương trình nghị sự về sức khỏe sau năm 2015... Bộ trưởng Y tế và phúc lợi Ẩn Độ Jagat Prakash Nadda được bầu là Chủ tịch của Đại hội đồng Y tế thế giới (WHA) lần thứ 68. Phát biểu tại phiên khai mạc, Tổng giám đốc WHO Margaret Chan cho biết, các mối đe dọa đối với sức khỏe ngày càng nhiều đòi hỏi con người cần phải có sự sáng tạo và quyết tâm. Bà Chan đã đề xuất xây dựng một quỹ 100 triệu USD để có nguồn lực phản ứng với các tình trạng khẩn cấp về sức khỏe. Dự kiến WHA lần này sẽ phê duyệt kế hoạch hành động toàn cầu về tình trạng kháng kháng sinh.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. (Ảnh: Mạnh Cường)

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại phiên họp. (Ảnh: Mạnh Cường)

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, là quốc gia với hơn 90 triệu dân, vừa bước chân vào nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp, Việt Nam đạt được các chỉ số sức khỏe cao hơn so với một số quốc gia có cùng thu nhập như tuổi thọ bình quân, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em…Việt Nam đang từng bước tiến tới xây dựng một hệ thống chăm sóc y tế bền vững trong đó phát triển đồng bộ cả y tế chuyên sâu và y tế phổ cập. Màng lưới y tế cơ sở không ngừng được đầu tư và phát triển với 100% xã có cơ sở y tế, 60% trạm y tế có Bác sỹ. Tuyến y tế thôn bản đều có nhân viên y tế cộng đồng hoạt động.Phấn đấu đạt tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế tới 75% cuối năm 2015 và 80% dân năm 2020. Thời gian vừa qua Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách đổi mới hệ thống y tế một cách bền vững mang tính đột phá. Đáng chú ý là:

Thứ nhất, đổi mới cơ chế tài chính của nền y tế tiến tới đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe: dựa trên đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, giá dịch vụ y tế đã được điều chỉnh theo thị trường;Nhà nước hỗ trợ mua BHYT cho người nghèo, người cận nghèo,người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi và những người có hoàn cảnh yếu thế...Thực hiện phân bổ ngân sách dựa vào kết quả đầu ra; khuyến khíchđầu tư tư nhân, kết hợp công tư (PPP) để đầu tư hạ tầng và trang thiết bị y tế hiện đại; nhiều cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân đã được xây dựng và đưa vào hoạt động, góp phần tăng số lượng và cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Các thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, cấp phép hoạt động y tế đã được cải tiến theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch, giảm phiền hà, giảm thời gian chờ đợi, hướng tới sự hài lòng của người dân.

Thứ hai, từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng y tế đồng bộ, đầu tư phát triển một số bệnh viện hiện đại tại tuyến trên kết hợp với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở tuyến cơ sở.Việt Nam sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước và vốn vay để tập trung phát triển đồng bộ các cơ sở y tế. Chính phủ đã đầu tư xây mới hơn 800 bệnh viện tuyến huyện và đặc biệt là xây mới 5 bệnh việnhiện đại, ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực tạicác thành phố lớn. Bên cạnh đó, từng bước đầu tư chuẩn hóacơ sở vật chất y tế tuyến cơ sở, đặc biệt là tuyến xã, kết hợp triển khai mô hình bác sĩ gia đìnhvụ cho công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, đảm bảo mọi người dân đều tiếp cận dễ dàng với dịch vụ y tế có chất lượng và phòng chống hiệu quả dịch bệnh mới nổi và các bệnh không lây nhiễm dựa vào y tế cơ sở.

Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực y tế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Việt Nam đã tập trung xây dựng và phát triển nguồn nhân lực y tế về số lượng, thực hiện luân phiên cán bộ y tế từ tuyến trên xuống hỗ trợ tuyến dưới. Hiện nay đã đạt được mức 7,5 bác sỹ/1 vạn dân. Song song với tăng số lượng bác sỹ, Việt Nam tập trung nâng cao chất lượng bác sỹ và các đối tượng nhân lực y tế khác. Triển khai mạng lưới nhân viên y tế thôn bản và cô đỡ thôn bản tại tuyến cơ sở, đặc biệt ở vùng núi cao. Khuyến khích phát triển y học cổ truyền và kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.Thực hiện chuyển giao khoa học, kỹ thuật từ tuyến trên xuống tuyến dưới nhằm giảm tải cho tuyến trên và giảm chi phí của người bệnh.Việt nam đã thực hiện các kỹ thuật cao như ghép tạng, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị một số bênh hiểm nghèo, phẫu thuật nội soi robot… đã tự sản xuất 12 vắc xin cho chương trình Tiểm chủng mở rộng.

Việt Nam là 1 trong số ít các quốc giavừa được Tổ chức Y tế thế giới đánh giá và công nhận hệ thống NRA trong sản xuất vắc xin và sinh phẩm đạt tiêu chuẩn của WHO. Việc công bố chính thức sẽ được WHO tiến hành vào cuối tháng 6/2015 tại Việt Nam.Sự kiện này tạo điều kiện cho các sản phẩm vắc xin, sinh phẩm của Việt Nam có mặt trên thị trường thế giới.Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương đãnh giá Việt Nam đạt được tiến bộ vượt bậc trong chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với tình trạng y tế công cộng khẩn cấp.

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)

In bản tin