Đậu mùa khỉ sắp đột biến kháng thuốc
Cập nhật: 19/9/2022 | 10:31:21 AM
Mỹ cảnh báo đậu mùa khỉ chỉ còn một đột biến nữa là có thể kháng được loại thuốc quan trọng, dùng để điều trị bệnh nhân nguy cơ cao.
Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết thuốc có tên gọi tecovirimat hoặc Tpoxx, là vũ khí chính trong cuộc chiến chống bệnh đậu mùa khỉ. Dựa trên các nghiên cứu động vật và một số bệnh nhân, cơ quan này cho biết đậu mùa khỉ có "một số con đường di truyền" để phát triển khả năng kháng tecovirimat.
"Nhiều virus chỉ cần thay đổi một axit amin", FDA cho biết, hôm 18/9.
Giới chức y tế liên bang cảnh báo các bác sĩ phải thận trọng trong việc kê đơn. Tiến sĩ Sapna Bamrah Morris, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), cho biết hầu hết bệnh nhân có hệ thống miễn dịch nguyên vẹn sẽ cần hỗ trợ y tế nhằm kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, họ không nhất thiết phải điều trị bằng thuốc kháng virus.
CDC đã theo dõi chặt chẽ các đột biến của virus để tìm ra các biến chủng tiềm năng, có thể kháng lại các liệu pháp điều trị. Các bệnh viện khắp cả nước cũng chuyển nhiều mẫu bệnh phẩm dương tính đến cơ quan để giải trình tự gene.
Đột biến hiếm gặp của đậu mùa khỉ được ghi nhận vào đầu tháng này, trong một cụm bệnh nhân ở California. Đột biến có thể gây nên hiện tượng âm tính giả ở một số xét nghiệm. Đến nay, các chuyên gia chưa tìm được bằng chứng về biến chủng đậu mùa khỉ kháng tecovirimat. Dù vậy, cơ quan y tế cảnh báo tình trạng kháng thuốc có thể xảy ra.
"Chúng tôi biết rằng một số đột biến có thể dẫn đến kháng tecovirimat (Tpoxx), là loại thuốc chính đang được sử dụng để điều trị đậu mùa khỉ", tiến sĩ Morris cho biết.
Viên con nhộng TPOXX, đã được FDA chấp thuận điều trị đậu mùa khỉ năm 2018. Ảnh: AP
Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng FDA đang lo lắng thái quá về tình trạng kháng thuốc của virus. Theo giáo sư Dennis Hruby, giám đốc khoa học của tổ chức Siga, nhà nghiên cứu đầu ngành về đậu mùa khỉ, đây là loại virus DNA, có khả năng chỉnh sửa gene. Tuy nhiên, tỷ lệ đột biến của đậu mùa khỉ thấp hơn 100 đến 1000 lần so với các loại virus RNA như nCoV hoặc cúm.
Trước khi FDA đưa ra cảnh báo, giới chức y tế liên bang đang thúc giục bác sĩ hướng dẫn bệnh nhân đậu mùa khỉ tham gia thử nghiệm lâm sàng do Viện Y tế Quốc gia triển khai, thay vì tự kê đơn. CDC gần đây đã báo cáo kết quả nghiên cứu sớm đầy hứa hẹn, diễn ra trên các bệnh nhân đã sử dụng phác đồ thử nghiệm. Triệu chứng cải thiện trong khoảng ba ngày.
(Nguồn: vnexpress.net)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Tại sao thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng? (19/9/2022)
- WHO khuyến cáo không nên sử dụng 2 liệu pháp chống COVID-19 (16/9/2022)
- Khiến 6 trẻ tử vong tại Bệnh viện Nhi, virus Adeno gây ra biến chứng nguy hiểm nào? (16/9/2022)
- Lộ trình xóa sổ bệnh AIDS, lao, sốt rét của thế giới đang bị chậm lại (13/9/2022)
- Thông điệp chống dịch Covid-19 mới nhất của Bộ Y tế (8/9/2022)
- Châu Mỹ là “tâm chấn” của đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ (8/9/2022)
- Quảng Ninh: Phủ kín vaccine phòng COVID-19 trong học đường (6/9/2022)
- Kịch bản Covid-19 cuối năm 2022 (5/9/2022)
- Mỹ: Giới chuyên gia nhận định dịch đậu mùa khỉ có thể đã đạt đỉnh (29/8/2022)
- WHO: Một triệu ca tử vong vì Covid-19 từ đầu năm đến nay (27/8/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều