Dịch Covid-19: Miễn dịch cộng đồng đang giảm
Cập nhật: 29/9/2022 | 9:31:31 AM
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng cho rằng dịch Covid-19 đang tăng trở lại. Miễn dịch cộng đồng đang giảm bởi đặc thù miễn dịch của Covid-19 khác với nhiều bệnh truyền nhiễm.
Trên thế giới, số ca mắc Covid-19 tiếp tục ghi nhận xu hướng giảm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 7 ngày gần đây toàn thế giới ghi nhận hơn 3,1 triệu trường hợp mắc và hơn 11 nghìn trường hợp tử vong. Cả số mắc và số tử vong đều giảm ở tất cả các khu vực so với tuần trước đó (tương ứng giảm 28% và 22%). Một số quốc gia ghi nhận số mắc cao như: Nhật Bản (537.181), Hàn Quốc (435.695), Mỹ (430.048).
Hiện nay, Omicron vẫn là biến thể thống trị trên toàn thế giới, chiếm 99,2% các mẫu giải trình tự được báo cáo cho GISAID. Biến thể phụ Omicron BA.5 và các dòng con của nó tiếp tục chiếm ưu thế với sự gia tăng tỷ lệ trong số mẫu được giải trình tự gen trong tuần (chiếm 90%).
Ảnh minh họa: Phạm Nguyễn.
Hiện nay Việt Nam đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.74, BA.2.12.1 trong cộng đồng, số mắc có thể gia tăng trong thời gian tới.
Tại Hà Nội, biến thể Omicron vẫn là biến thể chiếm ưu thế. Hiện nó đã được phát hiện tại 30/30 quận huyện với 382/404 mẫu (94,5%) nhiễm biến thể Omicron. Còn lại 22/404 mẫu (5,5%) nhiễm biến thể Delta.
Kết quả giải trình tự gen do Bệnh viện Bạch Mai thực hiện trong tháng 8 ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ các mẫu nhiễm chủng BA.5 so với tháng 7 (tăng từ 20,7% lên 58,1%) và ghi nhận thêm 2 trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4. Đến nay BA.5 và các dòng con của nó đã ghi nhận tại 18/30 quận, huyện.
Theo Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 Quốc gia, trong nước, dịch Covid-19 vẫn đang được kiểm soát tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp, khó lường.
Thứ nhất, virus biến đổi, xuất hiện các biến thể mới.
Thứ 2, hiệu lực bảo vệ của vaccine suy giảm theo thời gian.
Thứ 3, các dịch bệnh thông thường, dịch bệnh theo mùa có xu hướng gia tăng dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch.
Thứ 4, có tâm lý lơ là, chủ quan ở một bộ phận người dân và chính quyền một số địa phương.
Thứ 5, tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan.
Vì thế, Ban chỉ đạo đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thành việc tiêm vaccine theo mục tiêu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã đề ra. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm chủng thấp nghiêm túc rà soát, xem xét trách nhiệm các cấp, làm rõ nguyên nhân chưa hoàn thành việc tiêm vaccine để khẩn trương có biện pháp khắc phục.
Miễn dịch của Covid-19 không bền vững
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định dịch Covid-19 đang gia tăng trở lại. Số ca mắc được công bố mỗi ngày chưa phải là con số thực tế bởi nhiều người không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên không xét nghiệm. Một số người xét nghiệm dương tính nhưng không khai báo.
"Tại một số bệnh viện tuyến trung ương bắt đầu có nhiều bệnh nhân nặng phải thở máy. Đây là dấu hiệu của sự bùng phát dịch trở lại", PGS Phu nói.
Theo ông, thời gian qua, miễn dịch cộng đồng đang giảm bởi đặc thù của miễn dịch Covid-19 khác với nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Với Covid-19, sau lần mắc đầu tiên một thời gian, miễn dịch giảm dần nên nhiều người đã mắc bệnh lần 2. Kể cả khi tiêm đủ các liều vaccine cơ bản thì miễn dịch của vaccine cũng giảm trong vòng vài tháng, do đó cần tiêm các mũi nhắc lại.
Việc tiêm vaccine cần đặc biệt lưu ý đến đối tượng có nguy cơ cao, người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch… Những trường hợp trước chống chỉ định mà nay không chống chỉ định nữa thì cần rà soát để tiêm. Trẻ em cũng cần tiêm vaccine vì nếu mắc sẽ lây cho người già, người có bệnh nền, chưa kể nguy cơ mắc Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C).
Một nghiên đăng trên tạp y khoa hàng đầu thế giới NEJM cho thấy hiệu quả của vaccine sau tiêm mũi 3 có giá trị trong vòng 3 tháng. Cụ thể, sau tháng thứ 3, hiệu quả giảm rất rõ rệt. Đặc biệt là với biến chủng Omicron ở tháng thứ 3 hiệu quả đạt đỉnh điểm thì hiệu quả bảo vệ chỉ 51%, sau đó giảm dần, thậm chí có nghiên cứu chỉ còn 10-20%.
(Nguồn: dantri.com.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- WHO: 74% số ca tử vong toàn cầu do bệnh không lây nhiễm (23/9/2022)
- WHO đưa ra các khuyến nghị để đẩy lùi đại dịch COVID-19 (23/9/2022)
- Đậu mùa khỉ sắp đột biến kháng thuốc (19/9/2022)
- Tại sao thiếu vaccine tiêm chủng mở rộng? (19/9/2022)
- WHO khuyến cáo không nên sử dụng 2 liệu pháp chống COVID-19 (16/9/2022)
- Khiến 6 trẻ tử vong tại Bệnh viện Nhi, virus Adeno gây ra biến chứng nguy hiểm nào? (16/9/2022)
- Lộ trình xóa sổ bệnh AIDS, lao, sốt rét của thế giới đang bị chậm lại (13/9/2022)
- Thông điệp chống dịch Covid-19 mới nhất của Bộ Y tế (8/9/2022)
- Châu Mỹ là “tâm chấn” của đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ (8/9/2022)
- Quảng Ninh: Phủ kín vaccine phòng COVID-19 trong học đường (6/9/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều