Quỹ BHYT: Nguy cơ âm hàng nghìn tỷ đồng
Cập nhật: 18/9/2011 | 10:27:02 AM
Tăng viện phí và giá 350 dịch vụ y tế tới đây có thể khiến quỹ Bảo hiểm Y tế (BHYT) âm hàng nghìn tỷ đồng. Nguy cơ vỡ quỹ nhiều khả năng xảy ra nếu mức phí BHYT không tăng theo.
Bác sĩ Vũ Xuân Bằng, Phó ban Thực hiện chính sách BHYT, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam (BHXH VN) cho biết, việc điều chỉnh giá viện phí đang áp dụng từ năm 1995 là cần thiết. Tuy nhiên, tăng thế nào để không ảnh hưởng nhiều tới quyền của người bệnh là vấn đề các bộ ngành cần đặc biệt quan tâm.
Gánh nặng cho ngân sách nhà nước
Hiện có tới 38% dân số (khoảng 33 triệu người) chưa mua BHYT, trong đó có 15% rơi vào đối tượng cận nghèo, còn lại là lao động tự do. Mặc dù được hỗ trợ khá nhiều khi người cận nghèo chỉ phải đóng 5-20% viện phí, nhưng nếu viện phí tăng đến 10% thì cũng không phải là số tiền nhỏ với đối tượng này.
Đó là chưa kể những người ở nông thôn, người lao động tự do chưa tham gia BHYT không may bị bệnh nặng vào viện điều trị sẽ phải chịu chi phí cao, sẽ nhanh chóng trở thành người nghèo và là gánh nặng cho ngân sách nhà nước.
Tăng viện phí, người nghèo chịu thiệt đầu tiên
Để hỗ trợ cho đối tượng này, ông Bằng cho biết, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã có phương án trình Chính phủ. Theo đó, Chính phủ sử dụng quỹ người nghèo 139 để hỗ trợ cho người nghèo mắc bệnh. Tuy nhiên, đến nay phương án này chưa được Chính phủ phê duyệt bởi việc xác định mức nghèo để được hỗ trợ còn gặp nhiều khó khăn.
Theo BHXH VN, Bộ Y tế cần đổi mới cơ chế, theo đó khi giá viện phí tính đúng, tính đủ thì nguồn kinh phí nhà nước cấp cho ngành y tế cần chuyển sang cho bệnh nhân chứ không phải cơ sở khám chữa bệnh thụ hưởng.
Ông Bằng đưa ví dụ ngân sách nhà nước cấp cho ngành y tế thì ngành lấy tiền đó chuyển sang hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người nghèo với mức 70% thay vì 50% như hiện nay, hoặc hỗ trợ học sinh, sinh viên mua thẻ BHYT để giảm gánh nặng cho người dân cũng như sử dụng nguồn kinh phí thực sự hiệu quả. Trường hợp ngành y tế xác định giá viện phí mới chỉ là một phần viện phí thì phải tính rõ ràng đâu là khấu hao máy móc, đâu là vật tư tiêu hao...
Ông Bằng nhận định: “Hiện bệnh viện công được nhà nước bao cấp rất nhiều từ lương tới trang thiết bị y tế nhưng lúc nào cũng kêu khó khăn trong khi những bệnh viện tư nhân tự bỏ vốn lại không kêu ca. Vì vậy, bệnh viện công cần tự hỏi xem bệnh viện tư họ làm được vậy là do họ có cơ chế quản lý tốt hay do giá viện phí?”.
Lo vỡ quỹ
Quỹ BHYT hiện vẫn đủ chi trả do những năm vừa qua có kết dư. Tuy nhiên, ông Nguyễn Minh Thảo, Phó Tổng giám đốc BHXH VN nhìn nhận, nếu giá viện phí tăng trong khi phí BHYT không tăng thì quỹ sẽ vỡ. Vì thế, theo BHXH VN, trong lúc giá viện phí tăng mà quỹ BHYT chưa tăng, Bộ Y tế cần kiểm soát chặt chẽ chi phí tại các cơ sở y tế, tránh lạm dụng thuốc, sử dụng kỹ thuật không cần thiết trong điều trị, quản lý tốt giá thuốc và kiểm soát chặt danh mục thuốc.
“Hiện bệnh viện công được nhà nước bao cấp rất nhiều từ lương tới trang thiết bị y tế nhưng lúc nào cũng kêu khó khăn trong khi những bệnh viện tư nhân tự bỏ vốn lại không kêu ca. Vì vậy, bệnh viện công cần tự hỏi xem bệnh viện tư họ làm được vậy là do họ có cơ chế quản lý tốt hay do giá viện phí?”. - BS Vũ Xuân Bằng, Phó Ban thực hiện chính sách BHYT. |
Theo tính toán của BHXH VN, với mức tăng viện phí như trong dự thảo này, dự kiến phí thẻ BHYT cũng phải tăng khoảng 40%. Nhưng phí BHYT mới tăng năm 2010 từ 3% lên 4,5% lương tối thiểu nên việc tiếp tục tăng trong thời gian tới là điều rất khó khăn.
Ông Bằng cho hay việc tăng phí thẻ BHYT là do Chính phủ quyết định. Với giá viện phí mới thì phải tăng mức đóng BHYT nâng lên 6% mức lương tối thiểu mới đảm bảo cân đối quỹ BHYT.
Ông Nguyễn Minh Thảo - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Khi viện phí tăng, để đảm bảo duy trì khám chữa bệnh theo BHYT, nhu cầu tăng Quỹ BHYT là chuyện đương nhiên. Tuy nhiên, với tốc độ như hiện nay, lộ trình năm 2013 đạt 75% dân số tham gia BHYT, phấn đấu đến năm 2014, 100% dân tham gia BHYT khó có thể đạt được.
BHXH VN đang nghiên cứu tác động của giá viện phí mới dựa trên những mức giá trong dự thảo mà Bộ Y tế đưa ra. Từ đó sẽ tính toán xem với mức giá mới của những kỹ thuật cao, chi phí giường bệnh, vật tư tiêu hao… ảnh hưởng thế nào đến việc chi tiêu của quỹ BHYT.
Mức giá viện phí mới sẽ đẩy mức chi của quỹ BHYT mỗi năm thêm 12.000 - 15.000 tỷ đồng. Theo lộ trình thực hiện BHYT, mức đóng BHYT từ 4,5% lên 5% mức lương tối thiểu cũng đang được tính đến. Khi đó, mức đóng của đối tượng công chức sẽ tăng thêm khoảng 11% so với mức đóng hiện tại, mức đóng với đối tượng cận nghèo sẽ tăng từ 430.000 đồng lên 450.000 đồng/năm.
(Nguồn: 24h.com.vn)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua sinh phẩm sàng lọc HPV nguy cơ cao bằng phương pháp Reatime PCR (20/11/2024)
- Nhu cầu lắp đặt tấm bê tông khí ALC (18/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Hàng hóa với nội dung cụ thể như sau: (16/11/2024)
- Phun diệt côn trùng phòng chống dịch sốt xuất huyết Dengue tại thành phố Hạ Long (15/11/2024)
- Thẩm định đánh giá xếp hạng đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua vacxin dịch vụ cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (14/11/2024)
- Nhu cầu mua thuốc cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh (13/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Mua hóa chất, sinh phẩm phục vụ cho xét nghiệm Reatime PCR HPV (13/11/2024)
- Thử nghiệm vắc-xin tay chân miệng (17/9/2011)
- Phí một số dịch vụ y tế dự kiến tăng (bảng danh sách) (15/9/2011)
- Vì sao lại tăng viện phí? (14/9/2011)
- 350 dịch vụ y tế sẽ tăng giá ngay trong năm nay (14/9/2011)
- 6 thành tựu y học sẽ được ứng dụng năm 2011 (12/9/2011)
- Làm rõ sự gia tăng bất thường của bệnh tay chân miệng (9/9/2011)
- Xây dựng kế hoạch phòng chống đại dịch cúm (8/9/2011)
- Sự biến đổi của vi rút cúm gia cầm có nguy hiểm? (6/9/2011)
- Vì sao Bộ Y tế chưa công bố dịch tay chân miệng? (4/9/2011)
- Bệnh chân tay miệng có thể chữa được bằng thuốc nam ? (4/9/2011)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều