Quảng Ninh CDC
DS vacxin
Đường dây nóng báo dịch Quảng Ninh 1800- 9214

Tiêm bổ sung Vắc xin 5 trong 1 cho trẻ ngay đầu năm 2024

Cập nhật: 5/1/2024 | 11:19:25 AM

Trong bối cảnh nguồn Vắc xin trong chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia cung ứng thiếu. Ngành Y tế Quảng Ninh đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn: Tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông của tỉnh, của ngành để người dân hiểu, chủ động nắm bắt thông tin về các Vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và chia sẻ khó khăn chung với Quốc gia, với Tỉnh và ngành Y tế.

Ngành Y tế đẩy mạnh các hoạt động cung cấp tiêm chủng dịch vụ cho mọi người dân có nhu cầu dễ dàng tiếp cận. Nhờ triển khai các giải pháp tích cực, đồng bộ nên năm 2023 Chương trình tiêm chủng mở rộng của tỉnh đạt kết quả cao hơn so cùng kỳ năm 2022 và cao hơn tỷ lệ bình quân cả nước:  Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đến thời điểm báo cáo đạt 79,1% (tỷ lệ bình quân cả nước đạt 73.9%).

Tiêm vắc xin 5 trong 1 cho trẻ tại Trạm Y tế phường Bắc Sơn, thành phố Uông Bí

Trên địa bàn tỉnh hiện có 52 điểm tiêm chủng dịch vụ (trong đó, 13 điểm tại các Trung tâm Y tế, 02 điểm tại bệnh viện, 01 điểm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và 36 điểm tiêm tư nhân). Trong năm 2023, các cơ sở tiêm chủng dịch vụ đã đóng góp rất lớn đối với công tác tiêm chủng vắc xin trên địa bàn tỉnh.

Ngày 27/12/2023, ngay khi được Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cấp vắc xin DPT-VGB-HiB ( VX 5 trong 1) sau nhiều tháng không có vắc xin Sở Y tế khẩn trương chỉ đạo các đơn vị y tế trên toàn tỉnh triển khai tiêm bù tiêm vét cho đối tượng trẻ năm 2023 chưa được tiêm, tiêm chưa đủ mũi bắt đầu  từ ngày 29/12/2023, đặc biệt ưu tiên nhóm trẻ yếu thế tại vùng sâu vùng xa, trẻ tại xã đảo, trẻ em khuyết tật thuộc hộ gia đình chính sách..Giao cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật là đầu mối tiếp nhận và cấp phát vắc xin, hướng dẫn giám sát chuyên môn cho các đơn vị y tế đồng thời thực hiện và chỉ đạo triển khai công tác truyền thông để người dân tiếp cận thông tin về vắc xin và đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ nhằm tăng cường miễn dịch phòng bệnh, giảm nguy cơ mắc bệnh  truyền nhiễm trong tiêm chủng.

Trong tháng 1/2024 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương tiếp tục cấp bổ sung các loại vắc xin trong chương trình TCMR : vắc xin phòng lao (BCG), bại liệt uống (OPV), vắc xin bạch hầu, ho gà, vuốn ván(DPT), viêm gan (VGB), Sởi, Sởi- Rubella, uốn ván cho phụ nữ có thai, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật sẽ tiếp tục chỉ đạo các địa phương rà soát lập danh sách trẻ khẩn trương tổ chức tiêm chủng kịp thời. Cấp vắc xin VGB cho các bệnh viện kịp thời tiêm cho trẻ trong 24h đầu sau sinh tại bệnh viện. Tiếp tục chỉ đạo giám sát thực hiện tốt công tác an toàn trong tiêm chủng.

Trẻ được theo dõi sau tiêm 30 phút tại Trạm Y tế xã Hải Đông, Móng Cái

Kể từ khi vắc xin tổng hợp 5 trong 1 ra đời, trẻ không phải tiêm quá nhiều mũi vắc xin riêng lẻ, thay vào đó, chỉ cần tiêm liều vắc xin tổng hợp đã có thể phòng được 5 loại bệnh lây truyền nguy hiểm. Bên cạnh đó, vắc xin tổng hợp 5 trong 1 cũng giúp tiết kiệm được thời gian và chi phí tiêm phòng đáng kể.

Tuân thủ lịch tiêm vắc xin 5 trong 1 sẽ giúp trẻ cải thiện hệ miễn dịch, hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh. Đối với vắc xin tổng hợp 5 trong 1, trẻ được tiêm 3 mũi, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 tháng. Nhìn chung, vắc xin tổng hợp có thể tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên, các bậc phụ huynh nên theo dõi lịch và cho bé đi tiêm phòng càng sớm càng tốt. Nếu trì hoãn tiêm chủng, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao, sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề. Thậm chí, nhiều căn bệnh có thể cướp đi tính mạng của em bé do không kịp thời phát hiện, chữa trị.

Sau khi hoàn thiện 3 mũi chính, cha mẹ nên chú ý và cho bé đi tiêm nhắc lại để duy trì hệ miễn dịch bền vững cho trẻ nhỏ. Thời điểm thích hợp để đi tiêm nhắc lại đó là khi trẻ đạt 16 - 18 tháng tuổi.

Trên thực tế, khi đi tiêm vắc xin 5 trong 1, trẻ có thể gặp một vài phản ứng ngoài ý muốn, đó là tình trạng sưng, đau ở khu vực tiêm, con quấy khóc nhiều hơn bình thường, bú kém và có dấu hiệu sốt nhẹ. Các phản ứng trên không phải vấn đề quá nguy hiểm, cha mẹ chỉ cần theo dõi, chăm sóc bé cẩn thận, sau 1 - 2 ngày tình trạng trên sẽ biến mất, trẻ sinh hoạt như bình thường. Một số ít trường hợp trẻ nhỏ sau tiêm vắc xin bị sốc phản vệ, thở khò khè, quấy khóc, co giật và sốt cao. Trong trường hợp này, trẻ cần được theo dõi, chăm sóc tại các cơ sở y tế để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Hải Ninh - CDC

TIN ĐĂNG MỚI NHẤT
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG
  • Liên kết web
  • Lịch công tác Trung tâm
    Phòng chống nCoV
    Văn Bản Pháp Luật
    Quản lý XN
    Hỏi Đáp Trực Tuyến
    Thu tục hành chính
    Hòm thư góp ý SYT
    Hệ thống cơ sở dữ liệu y tế Quảng Ninh
    Website Sở Y tế Quảng Ninh
    BV tỉnh
    BV Bãi Cháy
    BV Sản Nhi
    BV Lao và Phổi
  • Video - Phóng sự
  • Video Phóng Sự
  • Tư vấn
  • Bảng Giá Dịch Vụ
    Tư vấn Dinh Dưỡng
    Tư vấn Đái tháo đường
    Tư vấn xét nghiệm
1800 9014