TIÊM VẮC XIN PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN ĐỦ MŨI VÀ ĐÚNG LỊCH LÀ BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH HIỆU QUẢ NHẤT
Cập nhật: 22/7/2024 | 8:30:15 AM
Mới đây, hệ thống giám sát dịch tại Hà Nội ghi nhận bé trai 12 tuổi, ở huyện Phúc là bệnh nhân viêm não Nhật Bản đầu tiên trong năm 2024, dù bệnh nhân đã tiêm đủ 4 mũi vắc xin. Các bác sĩ khuyến cáo, đối với trẻ dưới 15 tuổi, cần tiêm mũi nhắc lại vắc xin viêm não Nhật Bản sau mỗi 3 năm để tăng cường và duy trì khả năng miễn dịch.
Bé trai ở Hà Nội khởi phát bệnh với các triệu chứng sốt cao, đau đầu, hôm 16/6. Một ngày sau, bé bị cứng gáy, đi lại loạng choạng, được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả xét nghiệm Mac-Elisa dịch não tủy của bệnh nhi cho thấy dương tính với virus viêm não Nhật Bản. Bé trai đã tiêm 4 mũi vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản, trong đó mũi cuối cùng vào ngày 15/6/2019 (5 năm trước).
SỰ NGUY HIỂM CỦA VIÊM NÃO NHẬT BẢN
Viêm não Nhật Bản là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bởi vì người mắc bệnh bị virus tấn công và phải chịu những tổn thương ở hệ thần kinh trung ương. Tỷ lệ tử vong do viêm não Nhật Bản có thể lên đến 10 – 20%. Nếu người bệnh viêm não Nhật Bản qua khỏi thì có thể gặp phải các di chứng thần kinh, tâm thần (chiếm 50%): Liệt vận động, chậm phát triển trí tuệ (bại não), mất ngôn ngữ, giảm trí nhớ nghiêm trọng, rối loạn tâm thần hoặc hôn mê, nghe kém hoặc điếc…
Tất cả đối tượng ở mọi độ tuổi đều có thể mắc bệnh viêm não Nhật Bản, nhưng chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi. Đặc biệt, nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ từ 2 – 6 tuổi (chiếm khoảng 75% tổng số ca mắc).
TẠI SAO TIÊM ĐỦ MŨI VẮC XIN VIÊM NÃO NHẬT BẢN VẪN CÓ THỂ MẮC BỆNH?
Về lý do bé trai mắc viêm não Nhật Bản ở trên, dù đã tiêm đủ 4 mũi vắc xin vẫn mắc bệnh, các bác sĩ cho biết, nếu chỉ tiêm vắc xin phòng viêm não Nhật Bản mũi 1 thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi thì hiệu lực bảo vệ có thể đạt trên 80%. Khi tiêm đủ 3 mũi thì hiệu quả đạt tới 90-95% trong khoảng 3 năm. Do đó trẻ cần phải được tiêm nhắc lại sau mỗi 3 năm, cho đến khi 15 tuổi để duy trì khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên hiện nay, có đến 80% trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản là do không tuân thủ lịch tiêm vắc-xin phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y Tế.
NGOÀI TIÊM VẮC XIN CÒN CÓ CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO NHẬT BẢN NÀO KHÔNG?
Bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chính vì vậy, tiêm vắc xin là cách phòng bệnh hiệu quả nhất.
Hiện nay, vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản trong Chương trình tiêm chủng mở rộng sử dụng tại Việt Nam là vắc xin Jevax, vắc-xin bất hoạt, sản xuất tại Việt Nam với phác đồ tiêm cơ bản 3 mũi vắc-xin; tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên (Khuyến cáo tiêm nhắc lại 3 năm một lần cho đến khi trẻ được 15 tuổi).
Trong Chương trình tiêm chủng dịch vụ, có thêm 2 loại vắc xin phòng viêm não Nhật Bản:
- Vắc xin Imojev của hãng Sanofi Pasteur của Pháp – sản xuất tại Thái Lan: Là vắc-xin sống giảm độc lực, tái tổ hợp với virus sốt vàng, được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 09 tháng tuổi và người lớn, có lịch tiêm 2 mũi cơ bản.
- Vắc xin Jeev 3mcg/6mcg của Ấn Độ: Là loại vắc xin tinh khiết, bất hoạt qua nuôi cấy từ tế bào Vero, được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ tròn 12 tháng tuổi đến người lớn ≤ 49 tuổi. Lịch tiêm 02 mũi cơ bản.
LƯU Ý:
- Cần tiêm mũi nhắc để tăng cường và duy trì miễn dịch. Mũi nhắc lại dựa trên tình hình dịch tễ bệnh viêm não Nhật Bản và khuyến cáo của các Quốc gia có cùng dịch tễ.
- Sau khi tiêm đủ 3 mũi cơ bản vắc xin Jevax (trong chương trình tiêm chủng mở rộng), 3 năm sau có thể tiêm chốt 1 mũi vắc xin Imojve hoặc 1 mũi vắc xin Jeev cho trẻ.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, muỗi đốt (muỗi Culex) là con đường duy nhất truyền nhiễm bệnh viêm não Nhật Bản. Vì vậy, ngoài tiêm vắc xin, các biện pháp sau đây cũng góp phần phòng bệnh:
- Vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại để muỗi không có nơi trú đậu, nên dời chuồng gia súc xa nhà;
- Ngủ màn, không cho trẻ em chơi gần chuồng gia súc, đặc biệt lúc chập tối đề phòng muỗi đốt. Các hộ gia đình thường xuyên sử dụng các biện pháp thông thường để xua, diệt muỗi.
- Khi có dấu hiệu sốt cao cùng với các triệu chứng tổn thương hệ thần kinh, cần đưa trẻ ngay đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hiện nay, PHÒNG TIÊM CHỦNG VẮC XIN DỊCH VỤ TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT QUẢNG NINH đang sẵn sàng Vắc xin Imojev của hãng Sanofi Pasteur (Pháp) – sản xuất tại Thái Lan, được chỉ định tiêm chủng cho trẻ em từ 09 tháng tuổi và người lớn.
- Liên hệ hotline: 0326.546.168 để được tư vấn về vắc xin và lịch tiêm cụ thể.
- Địa chỉ phòng tiêm: Tầng 1, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh, Phố Hải Phúc, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long.
- Phòng tiêm làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 7h30 - 11h00 (sáng) và 13h00 - 16h00 (chiều)
(Nguồn: Quỳnh Trang - CDC QN)
- Kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch năm 2024 (30/10/2024)
- V/v Yêu cầu báo giá nhu cầu mua Đèn mổ di động (Đèn mổ treo tường) (29/10/2024)
- Tập huấn điều trị, chăm sóc HIV/AIDS và quản lý thuốc kháng HIV (29/10/2024)
- Tập huấn kiến thức Nha học đường năm 2024 (25/10/2024)
- Kế hoạch sửa chữa, thay thế mới linh kiện, thiết bị máy tính văn phòng cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (25/10/2024)
- Hội nghị tham vấn về hoạt động Dự án USAID tăng cường năng lực địa phương trong dự phòng, giám sát và đáp ứng dịch bệnh tại Quảng Ninh (24/10/2024)
- Chi bộ Phòng chống HIV/AIDS Bệnh không lây nhiễm tổ chức sinh hoạt chuyên đề Quý IV (24/10/2024)
- CDC Quảng Ninh giám sát công tác triển khai tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu Y tế - Dân số năm 2024 (24/10/2024)
- ”CẢM ƠN CÁC BÁC SĨ CỦA CDC QUẢNG NINH ĐÃ GIÚP TÔI CHỮA BỆNH KỊP THỜI!” (19/7/2024)
- Đoàn công tác CDC Điện Biên đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh (12/7/2024)
- Tập huấn công tác Bảo vệ môi trường y tế năm 2024 (12/7/2024)
- CDC tổ chức tập huấn “Chăm sóc phát triển trẻ toàn diện trong 5 năm đầu đời” cho cán bộ y tế (11/7/2024)
- Quảng Ninh chỉ đạo tăng cường giám sát, phòng chống dịch Bạch hầu (10/7/2024)
- Tập huấn chương trình phòng chống dịch bệnh năm 2024 tại Tiên Yên (10/7/2024)
- Bệnh bạch hầu có chữa được không? (9/7/2024)
- 5 dấu hiệu nhận biết bệnh bạch hầu, người dân đặc biệt lưu ý (9/7/2024)
- Nâng cao năng lực hoạt động Phòng, chống bệnh không lây nhiễm và phòng, chống tác hại của rượu bia tại huyện Ba Chẽ (3/7/2024)
- Điều tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em tại huyện Ba Chẽ (2/7/2024)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều