WHO: Hơn 2/3 dân số trên thế giới đã có kháng thể COVID-19
Cập nhật: 14/6/2022 | 12:48:07 PM
Trong một bản tổng hợp các nghiên cứu từ khắp thế giới, WHO cho biết tỷ lệ dân số có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể đã tăng từ mức 16% vào tháng 2/2021 lên mức 67% vào tháng 10/2021.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran. (Ảnh: IRNA/TTXVN)
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hơn 2/3 dân số thế giới có thể đã có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể, có nghĩa là đã từng mắc bệnh hoặc đã được tiêm chủng.
Trong một bản tổng hợp các nghiên cứu từ khắp thế giới, WHO cho biết tỷ lệ dân số có lượng kháng thể COVID-19 đáng kể đã tăng từ mức 16% vào tháng 2/2021 lên mức 67% vào tháng 10/2021.
Với sự xuất hiện của biến thể Omicron có tốc độ lan truyền nhanh, tỷ lệ này hiện nay có thể thậm chí còn cao hơn.
Mặc dù vaccine chỉ có tác dụng phòng ngừa ở mức vừa phải đối với biến thể Omicron, WHO vẫn kêu gọi các quốc gia tăng tỷ lệ tiêm chủng, đặc biệt là đối với những người thuộc nhóm nguy cơ cao, bởi miễn dịch nhờ tiêm vaccine có hiệu quả ngăn ngừa nguy cơ bệnh chuyển nặng cao hơn so với miễn dịch có được sau lần mắc trước đó.
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy những người vừa mắc COVID-18 vừa được tiêm chủng có khả năng phòng ngừa tốt nhất đối với nguy cơ bệnh diễn tiến nghiêm trọng, mặc dù vẫn chưa rõ kết quả này có đúng đối với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 hay không.
Dữ liệu cho thấy lượng kháng thể COVID-19 ở trẻ em từ 9 tuổi trở xuống và những người trên 60 tuổi thấp hơn so với những người ở độ tuổi 20. Tại các nước có thu nhập thấp và trung bình, phần lớn trường hợp có kháng thể là do đã từng mắc COVID-19 hơn là nhờ tiêm chủng.
WHO cho biết lượng kháng thể thường giảm dần theo thời gian và mức độ cũng như khả năng tồn tại của miễn dịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, do vậy, cần thực hiện thêm các nghiên cứu để xác định khả năng phòng ngừa giảm như thế nào./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Tất cả ca tử vong do sốt xuất huyết đều ở phía Nam, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn (14/6/2022)
- Mỹ nâng mức độ cảnh báo, Anh phát hiện đậu mùa khỉ có số đột biến cao (7/6/2022)
- Giới chuyên gia y tế thế giới trấn an về bệnh đậu mùa khỉ (26/5/2022)
- Cảnh báo nguy cơ dịch đậu mùa khỉ bùng phát toàn châu Âu (25/5/2022)
- WHO: Chưa cần tiêm đại trà vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ (24/5/2022)
- Đất nước đầu tiên áp dụng cách ly 21 ngày với người mắc đậu mùa khỉ (23/5/2022)
- 12 nước xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ, Việt Nam giám sát chặt (23/5/2022)
- Giới chuyên gia dự báo ba kịch bản của đại dịch COVID-19 tới năm 2027 (18/5/2022)
- WHO lo ngại biến chủng nCoV mới xuất hiện tại Triều Tiên (18/5/2022)
- COVID-19: Vaccine cúm cũng có khả năng ngừa virus SARS-CoV-2 (17/5/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều