WHO khuyến cáo không nên sử dụng 2 liệu pháp chống COVID-19
Cập nhật: 16/9/2022 | 2:19:28 PM
WHO lý giải biến thể Omicron và các biến thể phụ mới nhất có khả năng khiến cách điều trị kết hợp hai liệu pháp kháng thể chống COVID-19 cùng một lúc không còn hiệu quả nữa.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Munich, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 15/9, các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết họ đặc biệt khuyến cáo không nên sử dụng hai liệu pháp kháng thể chống COVID-19 cùng một lúc ở các bệnh nhân mắc bệnh này, đảo ngược các khuyến nghị trước đó ủng hộ giải pháp từng được đăng trên Tạp chí Y khoa Anh.
Các chuyên gia của WHO lý giải việc này là do biến thể Omicron và các biến thể phụ mới nhất có khả năng khiến cách điều trị này không còn hiệu quả nữa.
Hai liệu pháp sotrovimab và casirivimab-imdevimab được bào chế để hoạt động bằng cách liên kết với protein đột biến của virus SARS-CoV-2 rồi vô hiệu hóa khả năng lây nhiễm tế bào của virus này là những loại thuốc đầu tiên được phát triển trong đại dịch.
Theo báo cáo của WHO, số ca tử vong do COVID-19 trong tuần qua đã ở mức thấp nhất kể từ tháng 3/2020.
Việc triển khai tiêm vaccine và các phương pháp điều trị hiệu quả đã giúp giảm số ca bệnh nặng và tử vong.
Theo hãng tin Reuters, đây là bình luận lạc quan nhất của WHO kể từ khi cơ quan này tuyên bố COVID-19 là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu và gọi đây là đại dịch hồi tháng 3/2020.
Tuy nhiên, tổ chức này kêu gọi các nước nên phủ vaccine ngừa COVID-19 100% đối với nhóm có nguy cơ cao và tiếp tục xét nghiệm virus.
WHO cũng cảnh báo khả năng xảy ra các đợt bùng phát COVID-19 trong tương lai do các biến thể phụ của chủng Omicron hoặc các biến thể mới của virus.
Theo WHO, các nước cần đảm bảo nguồn cung thiết bị y tế cũng như lực lượng y bác sỹ.
Cho đến nay, COVID-19, dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, đã khiến gần 6,5 triệu người tử vong và 606 triệu người nhiễm trên thế giới./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo, xây dựng giá gói thầu, làm cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho gói thầu: Bảo dưỡng máy Sắc ký lỏng khối phổ (LCMS) (22/11/2024)
- Khiến 6 trẻ tử vong tại Bệnh viện Nhi, virus Adeno gây ra biến chứng nguy hiểm nào? (16/9/2022)
- Lộ trình xóa sổ bệnh AIDS, lao, sốt rét của thế giới đang bị chậm lại (13/9/2022)
- Thông điệp chống dịch Covid-19 mới nhất của Bộ Y tế (8/9/2022)
- Châu Mỹ là “tâm chấn” của đợt bùng phát dịch bệnh đậu mùa khỉ (8/9/2022)
- Quảng Ninh: Phủ kín vaccine phòng COVID-19 trong học đường (6/9/2022)
- Kịch bản Covid-19 cuối năm 2022 (5/9/2022)
- Mỹ: Giới chuyên gia nhận định dịch đậu mùa khỉ có thể đã đạt đỉnh (29/8/2022)
- WHO: Một triệu ca tử vong vì Covid-19 từ đầu năm đến nay (27/8/2022)
- Hệ thống y tế công cộng của Mỹ quá tải vì nhiều dịch bệnh (25/8/2022)
- Virus đậu mùa khỉ có thể bám lâu trên các bề mặt trong nhà (24/8/2022)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều