WHO ra mắt mạng lưới giúp phát hiện đe dọa từ bệnh truyền nhiễm
Cập nhật: 23/5/2023 | 8:29:58 AM
IPSN có nhiệm vụ giúp đảm bảo việc xác định và theo dõi các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm diễn ra nhanh chóng, đồng thời chia sẻ thông tin và phối hợp hành động để ngăn chặn các thảm họa.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 20/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra mắt một mạng lưới toàn cầu để giúp nhanh chóng phát hiện mối đe dọa từ các bệnh truyền nhiễm, như COVID-19, và chia sẻ thông tin để ngăn chặn sự lây lan của những dịch bệnh này.
WHO cho biết mang lưới toàn cầu có tên Mạng lưới giám sát mầm bệnh quốc tế (IPSN) sẽ cung cấp một nền tảng để kết nối các quốc gia và khu vực, cải thiện các hệ thống thu thập và phân tích mẫu.
IPSN có nhiệm vụ giúp đảm bảo việc xác định và theo dõi các mối đe dọa bệnh truyền nhiễm diễn ra nhanh chóng, đồng thời chia sẻ thông tin và phối hợp hành động để ngăn chặn các thảm họa như đại dịch COVID-19.
Mạng lưới này sẽ dựa vào bộ gen của mầm bệnh để phân tích mã di truyền của virus, vi khuẩn và các sinh vật gây bệnh khác từ đó biết được mức độ lây nhiễm và nguy hiểm của mầm bệnh cũng như cách thức chúng lây lan.
Dữ liệu được thu thập sẽ đưa vào một hệ thống giám sát dịch bệnh rộng lớn hơn để xác định và theo dõi các bệnh, nhằm ngăn chặn các đợt bùng phát dịch và phát triển các phương pháp điều trị cũng như vaccine.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đã ca ngợi các mục tiêu "đầy tham vọng" của IPSN, nhấn mạnh rằng mạng lưới này có thể "đóng một vai trò quan trọng trong an ninh y tế."
Ông Tedros nói: “Như đã được chứng minh rõ ràng trong đại dịch COVID-19, thế giới sẽ mạnh mẽ hơn khi sát cánh cùng nhau để chống lại các mối đe dọa y tế chung."
IPSN được công bố một ngày trước cuộc họp thường niên của các quốc gia thành viên WHO tại Geneva. Đây là sáng kiến mới nhất trong một số sáng kiến được đưa ra kể từ sau đại dịch COVID-19 nhằm tăng cường khả năng của thế giới trong việc ngăn chặn và ứng phó hiệu quả hơn với các mối đe dọa từ đại dịch./.
(Nguồn: vietnamplus.vn)
- Hen phế quản và các biện pháp phòng ngừa (24/11/2024)
- Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em (22/11/2024)
- Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi (22/11/2024)
- Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh (22/11/2024)
- Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không? (22/11/2024)
- Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em (22/11/2024)
- Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm (22/11/2024)
- Nhu cầu tiếp nhận báo giá để tham khảo xây dựng giá gói thầu. Để có cơ sở tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (22/11/2024)
- Tình trạng thiếu vaccine phòng tả sẽ kéo dài đến năm 2025 (23/5/2023)
- Bệnh đậu mùa khỉ không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu (12/5/2023)
- Những tín hiệu lạc quan dành cho người nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS (11/5/2023)
- WHO tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do COVID-19 (5/5/2023)
- Đau mắt đỏ - triệu chứng mắc Covid mới (17/4/2023)
- Rà soát đối tượng, tăng cường tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 (17/4/2023)
- Những phát hiện mới về chi tiết cấu trúc của virus SARS-CoV-2 (6/4/2023)
- Nhật Bản có ca tử vong đầu tiên do viêm gan cấp không rõ nguyên nhân (4/4/2023)
- Tổ chức Y tế Thế giới thông tin về tình hình dịch Marburg (3/4/2023)
- WHO: Việt Nam trong giai đoạn “quản lý bền vững” đối với dịch COVID-19 (27/3/2023)
- Tiêu điểm nóng
- Tin đọc nhiều