Tình hình dịch bệnh sáng 27/9: Thế giới ghi nhận trên 33 triệu ca mắc
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Mumbai, Ấn Độ ngày 25/9/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo worldometers.info, tính đến 8h30 sáng 27/9 (giờ Việt Nam), trên toàn thế giới ghi nhận 33.052.751 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó 998.686 ca tử vong. 24.405.383 bệnh nhân đã bình phục trong khi 7.648.682 bệnh nhân đang được điều trị.
Mỹ vẫn là nước chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh với 7.287.561 ca nhiễm trong đó có 209.177 ca tử vong. Tiếp đó đến Ấn Độ với 5.990.581 ca nhiễm và 94.534 ca tử vong; Brazil với 4.718.115 ca nhiễm và 141.441 ca tử vong.
Tại Mỹ, thành phố New York, từng là tâm dịch ở nước này, đã ghi nhận số ca nhiễm tăng hơn 1.000 ca/ngày lần đầu tiên kể từ ngày 5/6.
Theo số liệu thống kê của Văn phòng Thống đốc bang New York Andrew Cuomo, trong số 99.953 người xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ngày 26/9, có 1.005 ca dương tính.
Thống đốc Cuomo nhấn mạnh điều quan trọng là người dân New York tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cơ bản khi nước này bước vào mùa Thu và mùa Đông.
Nhìn chung, tình hình dịch bệnh tại bang New York vẫn được cải thiện so với đỉnh dịch hồi mùa Xuân vừa qua. Các nhà hàng tại thành phố New York hiện chỉ được phục vụ khách bên ngoài, sẽ được phép đón thực khách ăn bên trong nhà hàng từ ngày 30/9 tới, nhưng chỉ với 25% công suất hoạt động.
Tại khu vực Mỹ Latinh, số ca nhiễm tại Colombia đã là 806.038 ca, trong đó có 25.296 ca tử vong. Colombia bắt đầu lệnh phong tỏa trong hơn 5 tháng từ hồi tháng 3.
Hiện nước này bước vào giai đoạn cách ly "có lựa chọn" mang tính nới lỏng hơn, theo đó, cho phép các nhà hàng mở cửa và nối lại các chuyến bay quốc tế. Tuy nhiên, các buổi hòa nhạc hay sự kiện lớn khác vẫn bị cấm trong khi biên giới trên bộ và trên biển vẫn đóng cửa.
Tại châu Âu, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế sâu rộng hơn trong cuộc chiến chống COVID-19 và ngăn ngừa các đại dịch khác trong tương lai, đồng thời khẳng định "tất cả mọi người sẽ thua cuộc" nếu không chung tay đánh bại virus SARS-CoV-2.
Trong bài phát biểu tại kỳ họp Đại Hội đồng Liên hợp quốc Khóa 75 tại New York (Mỹ), ông Johnson cho rằng thẳng thắn mà nói, ý thức của cộng đồng quốc tế sau 9 tháng chiến đấu chống dịch COVID-19 khá bị chia rẽ.
Theo ông, dịch bệnh COVID-19 đã "đoàn kết loài người chưa từng thấy", nhưng "cuộc khủng hoảng này cũng là một lực lượng gây chia rẽ bất thường."
Ông cho rằng không thể tiếp tục theo cách như hiện nay, trừ khi các nước cùng chung tay hành động chống lại kẻ thù chung.
Ngoài ra, Thủ tướng Johnson cũng phác thảo kế hoạch 5 điểm nhằm ngăn chặn các đại dịch trong tương lai, bao gồm các nỗ lực nhằm hình thành "một mạng lưới toàn cầu các trung tâm nghiên cứu động vật" nhằm phát hiện một đại dịch mới trước khi nó khởi phát; phát triển năng lực bào chế vắcxin và điều trị; thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm đại dịch toàn cầu; có tất cả các quy trình sẵn sàng cho một phản ứng khẩn cấp, và cuối cùng là dỡ bỏ kiểm soát xuất khẩu đối với các công cụ thiết yếu như găng tay, trang bị bảo hộ, nhiệt kế.
Tại khu vực Trung Đông, số ca mắc COVID-19 tại Iran đã lên tới 443.086 ca đến ngày 26/9 sau khi có thêm 3.204 ca nhiễm mới trong khi tổng số ca tử vong là 25.394 ca (thêm 172 ca tử vong mới).
Còn Liban ghi nhận số ca nhiễm mới trong ngày cao nhất với 1.280 ca, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 35.242 ca. Trong khi đó, số ca tử vong tăng lên 340 ca sau khi có thêm 7 ca tử vong mới.
Tương tự, số ca nhiễm vẫn tiếp tục tăng tại một số các nước khác trong khu vực như Iraq (4.270 ca), Saudi Arabia (461 ca), UAE (1.078 ca)...
Tại châu Á, Trung Quốc đại lục ngày 27/9 thông báo ghi nhận thêm 14 ca nhiễm mới trong ngày 26/9, đều là các ca nhập cảnh, không có ca lây nhiễm trong cộng đồng cũng như không có thêm ca tử vong mới nào.
Như vậy, tính đến ngày 26/9, Trung Quốc đại lục có tổng cộng 85.351 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.634 ca tử vong. 80.541 bệnh nhân đã khỏi bệnh trong khi 176 bệnh nhân vẫn đang được điều trị./.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua
Chính phủ Thái Lan cho biết kể từ tháng 1 đến nay, ít nhất 15 người đã tử vong do mắc sốt xuất huyết và tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 19.000 ca.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025