Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới: Số ca mắc tiếp tục tăng mạnh
Chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Santiago, Chile, ngày 18/6/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8 giờ sáng 30/6 (theo giờ Việt Nam), số ca tử vong vì bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn thế giới đã tăng lên 507.518 ca trong số 10.402.637 ca mắc. Trong khi đó, số ca được chữa khỏi bệnh là hơn 5,6 triệu người.
Phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết 6 tháng kể từ khi virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 bắt đầu bùng phát tại Trung Quốc, dịch bệnh “thậm chí chưa gần đến hồi kết thúc."
Ông Ghebreyesus thông báo WHO sẽ cử một nhóm chuyên gia đến Trung Quốc vào tuần tới để điều tra về nguồn gốc virus SARS-CoV-2.
Hiện Mỹ vẫn là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất bởi dịch bệnh với 2.681.775 ca mắc, trong đó có 128.777 ca tử vong. Tiếp đó là Brazil với 1.370.488 ca mắc và 58.385 ca tử vong, Nga với 641.156 ca mắc và 9.166 ca tử vong, Ấn Độ với 567.536 ca mắc và 16.904 ca tử vong.
Khu vực Mỹ Latinh vẫn là một điểm nóng trên thế giới khi chứng kiến số ca mắc COVID-19 trong một tháng qua tăng hơn 3 lần lên khoảng 2,5 triệu người.
Ngày 29/6, số ca mắc tại Mexico đã tăng lên hơn 220.000 người. Bộ Y tế Mexico thông báo số ca mắc tăng lên 220.657 người, trong đó có 27.121 ca tử vong, tăng tương ứng 3.805 ca bệnh và 473 ca tử vong trong 24 giờ qua, và 66.910 trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh.
Cơ quan chức năng cho biết hơn 29.000 bác sỹ và y tá tại Mexico mắc COVID-19 và điều này càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt đội ngũ bác sỹ trong công tác điều trị bệnh nhân.
Kiểm tra thân nhiệt cho người dân tại khu chợ ở Mexico City, Mexico ngày 18/6/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tại khu vực Trung Mỹ, bất chấp những biện pháp mạnh của chính phủ, số ca mắc COVID-19 ở các nước Panama, Costa Rica, Honduras, Guatemala và El Salvador tiếp tục tăng mạnh với tổng số ca bệnh là 77.239 người, trong đó có 2.005 ca tử vong.
Tại châu Âu, Liên minh châu Âu (EU) muốn dỡ bỏ hạn chế nhập cảnh đối với công dân của 14 quốc gia từ ngày 1/7 bao gồm Algeria, Australia, Gruzia, Nhật Bản, Canada, Maroc, Montenegro, New Zealand, Rwanda, Serbia, Hàn Quốc, Thái Lan, Tunisia và Uruguay.
Tuy nhiên, các hạn chế nhập cảnh chỉ được dỡ bỏ nếu các nước này cũng dỡ bỏ các hạn chế nhập cảnh đối với công dân Đức cũng như công dân các nước EU.
Theo đề xuất của EU, số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới trong 2 tuần vừa qua sẽ có ý nghĩa quyết định trong việc xem xét nới lỏng các hạn chế nhập cảnh đối với công dân của quốc gia đó.
Ngoài ra, cách ứng phó của quốc gia với đại dịch cũng sẽ đóng một vai trò trong quá trình xem xét. Một trong những tiêu chí là số lượng ca nhiễm mới trên 100.000 dân trong 2 tuần phải đạt dưới mức 16 người, tương đương mức trung bình của EU.
Trong khi đó, dịch bệnh tại châu Phi diễn biến phức tạp sau khi nhiều quốc gia nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC) cho biết, tính đến chiều 29/6, Lục địa Đen ghi nhận tổng cộng 382.652 ca mắc, tăng 11.104 ca so với một ngày trước đó.
Bên cạnh đó, số ca tử vong ghi nhận trong 24 giờ qua là 173 ca, nâng tổng số ca tử vong ở châu lục này lên 9.657 ca.
Theo CDC châu Phi, khu vực miền Nam châu Phi là vùng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó Nam Phi ghi nhận 144.264 ca mắc bệnh và 2.529 ca tử vong, Ai Cập với 66.754 ca nhiễm và 2.872 ca tử vong, Nigeria với 24.567 ca nhiễm và 565 ca tử vong.
Theo Giám đốc của CDC châu Phi, ông John Nkengasong, kể từ tuần trước, số ca mắc COVID-19 tại châu Phi đã bắt đầu tăng nhanh sau khi nhiều quốc gia nới lỏng các biện pháp cách ly với mong muốn sớm khôi phục nền kinh tế.
Theo số liệu thống kê, một số quốc gia đang có số ca nhiễm mới tăng mạnh trong 24 giờ qua sau khi nới lỏng các biện pháp cách ly như Ghana ghi nhận thêm 609 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại quốc gia này là 17.351 ca nhiễm và 112 ca tử vong; Algeria ghi nhận thêm 298 ca nhiễm và 8 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm ở quốc này là 13.571 ca nhiễm và 905 ca tử vong; Maroc ghi nhận thêm 238 ca nhiễm mới và 4 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm ở quốc gia này là 12.290 ca nhiễm và 225 ca tử vong./.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua
Chính phủ Thái Lan cho biết kể từ tháng 1 đến nay, ít nhất 15 người đã tử vong do mắc sốt xuất huyết và tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 19.000 ca.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025