Tình hình dịch đến sáng 9/5: Thêm gần 12.000 ca nhiễm trong vòng 4 giờ
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Porto Alegre, Brazil. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi số ca nhiễm trên toàn cầu đã vượt quá 4 triệu người.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 8h30 sáng 9/5 (giờ Việt Nam), trên thế giới ghi nhận 4.012.770 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 276.215 ca tử vong. Số bệnh nhân phục hồi hiện nay là 1.385.123 người.
Trước đó, tính đến 4 giờ 30 sáng 9/5 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới ghi nhận 4.000.972 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 275.352 ca tử vong, 48.648 trường hợp trong tình trạng nguy kịch và 1.375.955 bệnh nhân đã bình phục.
Như vậy, chỉ trong vòng 4 giờ đồng hồ, thế giới đã ghi nhận thêm 11.798 ca nhiễm mới, 863 ca tử vong và 9.168 người hồi phục.
Tại Brazil, Bộ Y tế cho biết trong ngày 8/5 đã ghi nhận thêm 10.222 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19 và 751 ca tử vong. Đây là số ca tử vong trong ngày cao kỷ lục mà Brazil từng ghi nhận. Tới nay, Brazil có tổng cộng 145.328 ca mắc COVID-19, trong đó có 9.897 ca tử vong.
Trong khu vực Trung Mỹ, số ca mắc bệnh và tử vong do COVID-19 tại Panama, Costa Rica, Honduras, Guatemala và El Salvador đã lên đến 11.900 ca bệnh, trong đó có 375 ca tử vong, tăng tương ứng 450 ca bệnh và 16 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua.
Tại Pháp, Bộ Y tế cho biết 100 triệu khẩu trang sẽ sẵn sàng được cung cấp cho người dân vào ngày 11/5, cũng như 50 triệu khẩu trang sử dụng một lần dành cho các doanh nghiệp và chính quyền địa phương.
Hơn 10 triệu khẩu trang sẽ được phát miễn phí cho người sử dụng phương tiện giao thông công cộng trong thời gian đầu sau khi dỡ bỏ phong tỏa. Những người không đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng sẽ bị phạt 135 euro.
Bộ Nội vụ Pháp thông báo cảnh sát tiếp tục được huy động để ngăn chặn buôn bán trái phép khẩu trang. Đến cuối tháng Tư, hơn 438.000 khẩu trang đã bị thu giữ trong 363 vụ án. Cảnh sát đã phá các mạng lưới buôn bán vật tư y tế, lừa đảo và gian lận, với số tiền hơn 30 triệu euro.
Ngày 7/5, một lô hàng gồm 200.000 khẩu trang dành cho các tòa thị chính thuộc vùng thủ đô Ile-de-France đã bị tịch thu ở Tây Ban Nha.
Nhân viên y tế điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 tại bệnh viện Sant'Orsola-Malpighi ở Bologna, Italy. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tại Italy, phát biểu trước báo giới về tình hình dịch COVID-19 trong giai đoạn hai, Chủ tịch Viện Y tế cấp cao Italy (ISS) Silvio Brusaferro cho biết đường cong dịch đang giảm và đây là dấu hiệu tích cực, kể cả khu vực tâm dịch Lombardy. Chỉ số lây nhiễm (RO) tại các khu vực hiện trong khoảng 0,5-0,7, đồng nghĩa với số ca lây nhiễm đang giảm. Tuy nhiên, người đứng đầu ISS khẳng định xu hướng này là tích cực nhưng không thể chủ quan.
Cũng trong ngày 8/5, Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca thông báo thêm 1.848 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 48 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 135.569 người, trong đó có 3.689 ca tử vong. Ngoài ra, đã có 86.396 bệnh nhân mắc COVID-19 đã hồi phục, trong khi 1.219 người vẫn đang được điều trị tích cực và 653 trường hợp phải đặt nội khí quản.
Ông Koca cho biết, số ca nhiễm mới, tử vong, điều trị tích cực và đặt nội khí quản trong vòng 24 giờ qua đang có chiều hướng giảm.
Tại Algeria, Ủy ban Giám sát khoa học về diễn biến của dịch COVID-19 cho biết, tính đến chiều 8/5 theo giờ địa phương, Algeria đã ghi nhận thêm 187 ca mắc và năm ca tử vong, nâng tổng số ca mắc bệnh ở quốc gia này là 5.369 người, trong đó có 488 ca tử vong.
Cũng trong ngày này, Algeria đã có thêm 144 bệnh nhân mắc COVID-19 được chữa khỏi, nâng tổng số bệnh nhân được chữa khỏi là 2.467 người.
Trong khi đó, số ca mắc COVID-19 ở Ai Cập tiếp tục tăng mạnh khi trong ngày 8/5 nước này ghi nhận thêm 495 ca nhiễm và 21 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca mắc và tử vong tại quốc gia Bắc Phi này lên lần lượt 8.476 trường hợp và 503 trường hợp. Bên cạnh đó, cũng đã có thêm 58 người khỏi bệnh và được ra viện, nâng tổng số bệnh nhân mắc COVID-19 bình phục lên 1.945 người.
Ai Cập vẫn đang duy trì lệnh giới nghiêm vào ban đêm và sẽ kéo dài đến hết tháng lễ Ramadan. Người phát ngôn nội các Nader Saad cho biết Ai Cập sẽ phải cùng chung sống với đại dịch COVID-19 bắt đầu từ tháng Sáu tới khi quốc gia Bắc Phi tiếp tục hướng tới những nỗ lực nhằm mở cửa nền kinh tế sau tháng lễ Ramadan.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 6/5/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Tại Hàn Quốc, Cơ quan Quản lý và phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) sáng 9/5 cho biết tổng số ca mắc COVID-19 tại nước này chỉ tăng thêm 18 ca lên 10.840 ca. Tin vui là số ca tử vong không tăng thêm và đã có thêm 84 bệnh nhân COVID 19 ở Hàn Quốc hồi phục hoàn toàn, đưa tổng số ca được chữa khỏi lên 9.568 ca.
Tại Trung Quốc, nơi khởi phát dịch bệnh, Ủy ban Y tế quốc gia thông báo nước này ghi nhận thêm một ca mắc COVID-19 lây nhiễm từ nước ngoài, nâng tổng số ca mắc bệnh "nhập ngoại" lên thành 1.681 người. Ca bệnh mới được ghi nhận ở thị trấn Thiên Tân.
Theo cơ quan trên, Trung Quốc đại lục không ghi nhận thêm ca lây nhiễm trong cộng đồng. Nước này cũng không ghi nhận thêm ca tử vong do dịch bệnh COVID-19.
Tính tới ngày 8/5, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 82.887 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.633 ca tử vong và 78.046 bệnh nhân đã được xuất viện./.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
ECDC: Châu Âu cần cảnh giác với dịch bệnh viêm phổi Legionnaires
Theo ECDC, dịch bệnh Legionnaires, một dạng viêm phổi do vi khuẩn Legionella gây ra từng bùng phát nghiêm trọng tại Liên minh châu Âu và Khu vực Kinh tế châu Âu, đang gia tăng trở lại gần đây.
Thái Lan ghi nhận số ca sốt xuất huyết cao kỷ lục trong 3 năm qua
Chính phủ Thái Lan cho biết kể từ tháng 1 đến nay, ít nhất 15 người đã tử vong do mắc sốt xuất huyết và tỷ lệ lây nhiễm cao gấp 4,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, với hơn 19.000 ca.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025