Tóm tắt kết quả hội thảo bên lề về phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi
![]() |
Tham dự hội thảo có hơn 120 đại biểu, trong đó có các đại biểu quốc tế đến từ: Đại diện Cục phòng chống bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế các nước ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc; Ban thư ký ASEAN; WHO khu vực Tây Thái Bình Dương; Văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam: WHO, US CDC, US AID, ADB, WB, PATH, UNICEF, FAO... Về phía Việt Nam có: đại biểu Văn phòng Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Lãnh đạo và chuyên viên Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, Bộ Quốc Phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an…; Lãnh đạo UBND một số tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương; Các cơ quan thông tấn báo chí trung ương. Cuộc hội thảo diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long và đồng chủ trì bởi TS. Takeshi Kasai - Giám đốc Quản lý chương trình, Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, TS. Michelle McConnell - Giám đốc USCDC Việt Nam. Thông qua các bài trình bày, thảo luận trao đổi thông tin, kinh nghiệm giữa các quốc gia về phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi: cúm A(H7N9), bệnh do vi rút Ebola, MERS-CoV và vấn đề về tăng cường hợp tác liên ngành trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm, hội thảo đã nhấn mạnh một số nội dung chính sau: 1. Dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi đang là mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng Khu vực Đông Nam Á vẫn đang tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do những mối đe dọa của các bệnh truyền nhiễm mới nổi như cúm A(H7N9), MERS-CoV và gần đây nhất là dịch bệnh do vi rút Ebola bùng phát tại Tây Phi, ngoài ra một số bệnh lưu hành địa phương cũng đang tiếp tục ghi nhận như Tay chân miệng, Sốt xuất huyết, Sởi, Sốt rét kháng thuốc. 2. Hoạt động phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi đã triển khai Các nước ASEAN đã phối kết hợp và hợp tác chặt chẽ trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi, nhiều hoạt động và biện pháp phòng chống dịch bệnh đã được triển khai: - Triển khai nhiều sáng kiến nhằm tăng cường hoạt động khư vực trong phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi. Đã thành lập Nhóm công tác ASEAN về chuẩn bị và ứng phó đại dịch; - Thành lập diễn đàn các nước ASEAN về truyền thông và trao đổi thông tin; - Khung sáng kiến “Một sức khỏe” và các Kế hoạch hành động đã được xây dựng làm cơ sở thúc đẩy tăng cường phối kết hợp và hợp tác liên ngành giữa ngành y tế và các bộ/ngành liên quan khác trong chuẩn bị và ứng phó dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi; - Hệ thống y tế đã được tăng cường và phát triển tại từng quốc gia ASEAN, cung cấp dịch vụ giám sát và ứng phó dịch bệnh hiệu quả và kịp thời, dịch vụ xét nghiệm, kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý ca bệnh và truyền thông nguy cơ; - Xây dựng Kế hoạch hành động đáp ứng và ứng phó dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi dựa trên Khung chiến lược Châu Á Thái Bình Dương về phòng chống bệnh truyền nhiễm mới nổi (APSED) và phù hợp với Điều lệ Y tế quốc tế (2005); - Trung tâm đáp ứng khẩn cấp (EOC) đã được thành lập và hoạt động tại một số quốc gia thành viên ASEAN trong đó có Việt Nam. Mục đích của EOC là kết nối các đơn vị, cơ quan, các nhóm công tác và nhân lực đáp ứng kịp thời và hiệu quả các hoạt động ứng phó dịch bệnh khẩn cấp. - Chương trình An ninh Y tế toàn cầu được phát động như một sáng kiến toàn cầu nhằm tăng cường hợp tác quốc tế và tăng cường năng lực của các nước phát triển trong phát hiện, phòng chống và đáp ứng dịch bệnh. Chương trình An ninh Y tế toàn cầu là thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ với chính phủ các quốc gia trong khu vực, các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển công và tư nhân với nỗ lực nhằm thúc đẩy tiến độ hướng tới một thế giới an toàn không bị đe dọa bởi các dịch bệnh truyền nhiễm và đề xuất an ninh y tế toàn cầu là một vấn đề an ninh quốc tế cần được ưu tiên. 3. Các hoạt động hợp tác trong thời gian tới Tại hội thảo, các quốc gia thành viên ASEAN chia sẻ và đề nghị: - Tiếp tục đoàn kết và hợp tác trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi. - Tăng cường hơn nữa trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm trong phòng chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt chú ý tới xây dựng các cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả trên cơ sở các sáng kiến, khung chiến lược và các hướng dẫn hiện có. - Tiếp tục kêu gọi những cam kết chính trị và hỗ trợ từ Chính phủ, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính từ các Tổ chức quốc tế và các đối tác phát triển khác. Hội thảo bên lề đã đạt được các mục tiêu đề ra: - Chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các nước thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản về đáp ứng, phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi như: cúm A(H7N9), MERS-CoV, dịch bệnh do vi rút Ebola và sốt rét kháng thuốc; - Đề xuất một số hoạt động, mô hình giám sát và đáp ứng các bệnh truyền nhiễm/bệnh truyền nhiễm mới nổi và tăng cường hợp tác liên ngành trong phòng chống các dịch bệnh này./.
Một số hình ảnh tại hội thảo: TS. Takeshi Kasai - Giám đốc Quản lý các chương trình của Tổ chức Y tế thế giới Khu vực Tây Thái Bình Dương phát biểu tại hội thảo TS. Takeshi Kasai - Giám đốc Quản lý các chương trình của Tổ chức Y tế thế giới Khu vực Tây Thái Bình Dương phát biểu tại hội thảo
TS. Michelle McConnell - Giám Đốc USCDC Việt Nam phát biểu Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm |
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025
Trong 02 ngày 20 – 21/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí tổ chức lớp tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025 tại đơn vị và các Trạm Y tế trực thuộc.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Cẩm Phả
Thực hiện Kế hoạch số 327/KH-TTKSBT ngày 26/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh về Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025. Ngày 4/3, tại thành phố Cẩm Phả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
- Bệnh cúm mùa
- Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
- Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức hoạt động chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh