Tốn gần 1 triệu đô la chữa bệnh vì không tiêm vắc-xin uốn ván
Vì bỏ qua một liều vắc-xin uốn ván trị giá 30 USD, bố mẹ cậu bé phải trả tới 811.929 USD tiền viện phí sau khi cậu bé mắc bệnh.
Khi đang chơi đùa bên ngoài trang trại ở Oregon năm 2017, cậu bé đã bị ngã trầy xước trán. Cha mẹ cậu bé đã làm sạch và khâu cẩn thận tại nhà nhưng 6 ngày sau khi bị ngã, cậu bé bắt đầu kêu khóc, nghiến răng, co thắt cơ. Sau đó có các triệu chứng khó thở buộc cha mẹ cậu phải gọi cấp cứu và đưa vào nhập viện. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị nhiễm trùng uốn ván khiến cậu bé trở thành trường hợp đầu tiên ở Oregon bị nhiễm trùng uốn ván sau hơn 30 năm qua, theo báo cáo được công bố mới đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC).
![]() |
Hình ảnh vi khuẩn uốn ván Clostridium tetani dưới kính hiển vi. |
Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra nhưng có thể phòng ngừa được nhờ vắc- xin uốn ván. Các vi khuẩn C.tetani sống trong đất xâm nhập cơ thể thông qua các vết thương hở. Sau khi vào cơ thể, chúng sẽ phun vào máu vật chủ một loại độc tố cực kỳ mạnh. Độc tố này có thể nhanh chóng làm tê liệt cơ bắp và gây ra những cơn co thắt liên tục. Các cơn co thắt bắt đầu từ hàm khiến bệnh nhân không ăn không nói, khó khăn trong việc uống nước. Những cơn co thắt này sau đó có thể lan đến ngực, lưng và ruột dẫn đến gãy xương đau đớn, khó thở và thậm chí mất hoàn toàn sự kiểm soát ruột. Uốn ván là một căn bệnh tàn bạo gây ra những tổn thương nghiêm trọng trên cơ thể người. Ngay cả khi được điều trị, 10% nạn nhân của vi khuẩn C.tetani cũng sẽ tử vong.
Trên thế giới, chúng ta đã có một loại vắc-xin phòng uốn ván từ những năm 1920, nhờ vắc-xin này con người gần như đã xóa sổ được căn bệnh uốn ván ở các quốc gia có điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt. Mũi tiêm uốn ván đầu tiên nên bắt đầu từ khi 2 tháng tuổi và nên được tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm.
Tuy nhiên, trong trường hợp cậu bé này đã không được tiêm vắc-xin phòng ngừa uốn ván. Khi được đưa tới bệnh viện, cơ hàm của cậu bé đã bị co thắt, mặc dù rất khát nước nhưng cậu bé không thể mở miệng để uống. Cậu bé được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) nơi cậu được tiêm vắc-xin uốn ván cũng như thuốc kháng thể chống lại vi khuẩn. Những kháng thể này được lấy từ những người đã từng được tiêm phòng uốn ván. Bệnh nhân nhỏ tuổi này được chăm sóc trong căn phòng tối với thiết bị bịt tai vì bất cứ sự kích thích âm thanh nào cũng làm cho cơ bắp cậu co thắt đau đớn. Đồng thời, máy thở cũng được sử dụng để trợ thở, kết hợp với sử dụng các loại thuốc để kiểm soát cơ bắp, điều trị huyết áp. Sau 47 ngày ở lại ICU, cậu bé tiếp tục được chăm sóc, theo dõi tại buồng phục hồi với hóa đơn y tế hơn 800.000 đô-la (tương đương 19 tỷ đồng), cậu bé đã có thể khôi phục chức năng của các chi và cơ thể.
![]() |
Tiêm phòng uốn ván cho trẻ. |
Các bác sĩ cho biết, đây là trường hợp bệnh nhi mắc uốn ván đầu tiên được báo cáo ở Oregon trong vòng 30 năm. Tuy nhiên, từ năm 2009 đến 2015, đã có 197 trường hợp uốn ván và 16 trường hợp tử vong được báo cáo khắp nước Mỹ. Một số trường hợp bệnh nhân được cứu sống nhưng phải chịu chi trả mức phí rất lớn, lên tới gần 1 triệu USD. Judith Guzman - Cotrill, Giáo sư nhi khoa tại Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon, tác giả nghiên cứu này cho biết, trường hợp của cậu bé 6 tuổi ở Oregon là một lời nhắc nhở quan trọng của việc tiêm chủng vắc-xin, đặc biệt là vắc-xin cho bệnh uốn ván.
TS. William Schaffner, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm học tại Đại học Vanderbilt, người không tham gia nghiên cứu cũng cho biết, nhiễm trùng uốn ván của cậu bé là một tai nạn “hoàn toàn có thể phòng ngừa được”. Và quyết định của cha mẹ cậu bé không cho con mình tiêm mũi vắc-xin uốn ván lần thứ hai chính là nguyên nhân gây ra “thảm kịch” này, TS. Schaffner nhấn mạnh.
Việc tiêm vắc-xin phòng uốn ván là việc làm cần thiết vì nếu trẻ em được tiêm phòng vắn-xin này thì nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sẽ giảm 95% và nguy cơ tử vong giảm 99%. Vì vậy, theo các chuyên gia, cách duy nhất để bảo vệ bản thân là tiêm vắc-xin.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.