Tổn thương mắt hoặc thận có thể gây rối loạn nhịp tim
Ảnh minh họa: internet
Các nhà nghiên cứu cho biết, rối loạn nhịp tim này được gọi là rung nhĩ – vấn đề sức khỏe thường gặp ở những người lớn tuổi và là nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, tình trạng rung nhĩ còn có thể gây nên chứng đau thắt ngực liên quan đến bệnh tim hoặc suy tim ở một số bệnh nhân.
Kết quả nghiên cứu đã được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Tim mạch Mỹ ở Dallas (Mỹ), ngày 18/11/2013, sau khi các nhà khoa học theo dõi hơn 10.000 người trung niên, trong khoảng thời gian trung bình 14 năm.
Cuộc nghiên cứu dẫn đầu bởi Sunil Agarwal, thuộc Trường ĐH Johns Hopkins ở Baltimore (Mỹ), phát hiện ra rằng, những biến đổi vi mạch – rắc rối trong các mạch máu nhỏ ở mắt hoặc thận – có liên quan đến tình trạng rung nhĩ.
Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy, cứ 6/1.000 người không có bệnh vi mạch phát triển chứng rung nhĩ, trong khi tỷ lệ này tăng lên khoảng 9/1.000 người bị chảy máu vi mạch hoặc phình vi mạch ở võng mạc mắt.
Đặc biệt, tỷ lệ này tăng lên gần 17/1.000 người có dấu hiệu bị tổn thương vi mạch ở thận bị rung nhĩ. Riêng đối với những trường hợp bị tổn thương vi mạch ở cả hai mắt và thận, tỷ lệ này tăng lên hơn 24/1.000 người bị rung nhĩ.
Các nhà nghiên cứu cho biết, lý do tại sao tình trạng tổn thương vi mạch ở mắt và thận lại làm tăng nguy cơ bị rung nhĩ vẫn chưa được giới khoa học giải thích tường tận. Tuy nhiên, tiến sĩ Neil Sanghvi thuộc Bệnh viện Lenox Hill ở New York (Mỹ) cho biết, nghiên cứu cho thấy, bệnh vi mạch ở mắt và thận có thể kích hoạt và làm tăng nguy cơ rung nhĩ.
Tiến sĩ Sanghvi khuyến cáo, các bác sĩ cần theo dõi và giám sát dài hạn những bệnh nhân bị tổn thương vi mạch ở mắt hoặc thận, nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý đối với những trường hợp rung nhĩ do tổn thương vi mạch gây ra.
Bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sau đại dịch Covid-9, chúng ta sẽ phải đối mặt với đại dịch nguy hiểm là sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm. Do đó, bên cạnh việc phòng các bệnh truyền nhiễm mới nổi, các nước cần tập trung phòng, điều trị bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,… Ngoài ra, còn có chấn thương do tai nạn thương tích.
Ngày Tim mạch Thế giới năm 2024: Dùng trái tim để hành động
Bệnh tim mạch là kẻ giết người số một thế giới, gây ra hơn 20,5 triệu ca tử vong mỗi năm. Đây là một nhóm bệnh ảnh hưởng đến tim hoặc mạch máu. Trong số những trường hợp tử vong vì bệnh tim mạch có 85% trường hợp là do bệnh mạch vành và bệnh mạch máu não (ví dụ như đột quỵ) và hầu hết ảnh hưởng đến các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Thói quen ăn sáng tốt nhất cho tim mạch
Bạn chỉ cần thêm 1 quả trứng vào bữa sáng sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
Các dấu hiệu ở tay cảnh báo tim bất ổn
Ngón tay bị quặp, lòng bàn tay đổi màu đỏ lấm tấm hoặc nổi cục là biểu hiện khác thường mà bạn nên để ý.
Cách kiểm soát bệnh tim mạch mùa lạnh
Nhiều nghiên cứu đã kết luận thời tiết lạnh có thể làm tăng nguy cơ cơn đau tim. Đặc biệt là khi lao động ngoài trời trong mùa đông giá rét càng làm tăng nguy cơ phát triển cơn đau tim cấp tính.
Người có bệnh về tim mạch có thể gặp nhiều biến chứng nếu mắc Covid-19
Covid-19 là một căn bệnh mới với nhiều biểu hiện phức tạp mà các nhà khoa học chưa biết đến.
Hướng dẫn người bị bệnh tim mạch "phòng vệ trái tim" trước COVID-19
COVID-19 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ hô hấp mà còn gây rối loạn chức năng tim mạch. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân nhiễm COVID-19 bị tổn thương tim mạch nghiêm trọng, thậm chí là tử vong do có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những dấu hiệu cảnh báo tim hoạt động không bình thường
Những triệu chứng này không chỉ xuất hiện ở những người mắc bệnh tim, mà còn là dấu hiệu rất phổ biến cảnh báo căn bệnh này.
Giải pháp phòng và ngăn ngừa biến chứng tim mạch do tăng huyết áp
Theo thống kê, tại Châu Á, cứ 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh tăng huyết áp, đây cũng là tác nhân chính dẫn tới các bệnh lý về tim mạch và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản