1/9/2012 | 9:21:11 AM

Trả lời 6 câu cực “sốc” của con

“Tại sao bố mẹ lại đẻ em? Con không thích có thêm em đâu! Con ghét em”. Bạn sẽ nói gì khi bé tuôn ra một tràng những câu “sốc” đến thế?

Khi phát hiện mình có bầu tập 2, bạn suy nghĩ gì? Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến tâm trạng của tập 1 thế nào. Liệu bé lớn của bạn có dễ dàng chấp nhận “ra rìa”? Và làm thế nào để hòa hợp giữa tập 1 với tập 2?
 
Hãy để trẻ con tự chăm nhau

Janis Keyser, một nhà giáo dục ở California đánh giá, gia đình như một hình tam giác, bố mẹ là đỉnh nhọn tam giác quản lý các con ở hai đỉnh dưới, có nghĩa là các con giữ vị trí giống nhau và cùng dưới quyền quản lý của bố mẹ.

Gia đình còn giống như hình tròn, nơi tất cả các thành viên trong gia đình đều có tầm quan trọng như nhau và có thể cùng nhau chia sẻ mọi chuyện.

Chính vì điều này, Keyser phát triển ý tưởng để cho các bé trong một gia đình cùng tham gia chơi một trò chơi. Trong trò chơi này, các bé sẽ nhận thấy vai trò tích cực của mình trong gia đình nếu chúng có thể hòa hợp được với nhau, chăm sóc nhau.

Keyser phát biểu: “Là bậc cha mẹ, tôi hiểu được tình yêu thương dành cho các con, nhưng tôi đã thử để tình yêu đó sang một bên để các con tôi tự thể hiện tình yêu với nhau, tự chăm sóc, nuôi dưỡng nhau. Đây cũng là cách để bọn trẻ học được cách cho và nhận, từ đó chúng có thể phát triển mối quan hệ thân thiết”.

Keyser kể một câu chuyện của chính mình, khi con trai cô, Calvin 4 tuổi, vô tình đá phải bé Maya, em gái Calvin, Keyser đã kìm nén không chạy đến an ủi, dỗ dành Maya khi Maya khóc.

Thay vào đó, cô để cho Calvin tự làm điều đó và cuối cùng Maya thôi khóc và mỉm cười chơi đùa cùng anh trai. Trong hoàn cảnh này, việc dỗ dành em khiến Calvin thấy mình người lớn hơn, còn Maya cảm nhận được anh trai của cô là một người dịu dàng và chu đáo.

Đừng để bé có cảm giác “bị ra rìa”

Một đứa trẻ nhỏ hơn bao giờ cũng được quan tâm nhiều hơn, nhưng đừng vì thế mà bạn lơ là với đứa lớn. Hãy cố gắng duy trì thói quen tốt giữa bạn với bé lớn ngay cả khi có tập 2, ví dụ như đọc truyện cho bé trước khi đi ngủ, thủ thỉ tâm sự trò chuyện, lắng nghe khi bé nói chuyện.

Bên cạnh đó, khi chăm sóc bé nhỏ, bạn cũng để ý thái độ, hành động của bé lớn. Đừng để bé lớn thấy mình bị lạc lõng khi nhà có thêm thành viên mà hãy tăng tầm quan trọng của bé lên. Ví dụ như, bạn có thể nhờ bé lớn lấy cái này, cái nọ cho em, sau đó cảm ơn bé một cách chân thành cũng sẽ làm cho bé lớn thấy mình lớn hơn, trưởng thành hơn.

Một số câu đối đáp với trẻ bố mẹ cần biết:

1. “Tại sao bố mẹ lại đẻ thêm em? Con không thích có thêm em đâu!”

Thay vì trả lời: “Rồi con sẽ yêu em bé thôi!” thì bạn hãy xem có nên nói: “Đó có phải là điều con nghĩ không? Con có biết, dù có thêm em bé, nhưng con mãi mãi vẫn là đứa con đầu lòng mẹ yêu quý nhất không!”.

2. “Con và em, mẹ yêu ai hơn?”  

Thay vì nói: “Mẹ yêu tất cả các con như nhau” thì bạn hãy xem có nên nói: “Đây là một câu hỏi vô cùng khó với mẹ vì mỗi đứa con của mẹ đều đặc biệt, đều là một phần của mẹ”.

3. Bé gào thét: “Oa, oa, mẹ ơi, mẹ ơi!”    

Thay vì quát bé: “Con đừng hành động như một đứa bé nữa, bây giờ con đã là anh/ chị rồi đấy!”, bạn hãy nói: “Con muốn chơi gì nào? Vào đây với mẹ nào, hai mẹ con mình cùng chơi nhé!”

4. “Mẹ quan tâm em hơn con!”

Thay vì từ chối: “Không đúng đâu con, mẹ cũng quan tâm đến con mà!’ thì bạn hãy nói: “Con muốn mẹ quan tâm đến con hơn đúng không? Mẹ cũng muốn con quan tâm đến mẹ hơn. Vậy hay là chúng ta thử “hẹn hò” cùng quan tâm đến nhau, chỉ hai chúng ta thôi nhé!”

5. “Tại sao mẹ luôn luôn đứng về phía em?”

Đừng giải thích nhiều mà hãy nói: “Vậy để cho công bằng, con hãy đứng về phía em, bảo vệ em nhé!”

6. “Con ghét em!”

Bạn chắc hẳn sẽ phủ nhận: “Không, con không được ghét em, em là em của con mà!”. Nhưng mà hãy hỏi lại bé để bé chuyển đề tài: “Chắc em vừa làm điều gì làm con tức giận đúng không nào?”


Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814