19/8/2012 | 1:10:22 PM

Trắc nghiệm xem bạn có bị thiếu sắt không?

Thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể của rất nhiều người thường bị thiếu sắt. Cho nên, không ít người luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, bị trầm uất và hay bị cảm lạnh.

Bạn hãy thử làm bài kiểm tra dưới đây xem mình có bị thiếu sắt không và nếu thiếu thì bạn nên bắt đầu áp dụng những biện pháp thích hợp.

thuoc sat Trắc nghiệm xem bạn có bị thiếu sắt không?

Thuốc sắt

- Bạn cảm thấy chóng mệt mỏi và không chịu được những công việc quen thuộc không?

- Khả năng làm việc có bị giảm sút không?

- Bạn có thấy mình hay quên, lơ đãng và khó tập trung tư tưởng không?

- Bạn có kêu chóng mặt và đau đầu không?

- Sau khi leo cầu thang, đi bộ nhanh, bạn có thấy ngộp thở và tim đập nhanh lên không?

- Bạn có hay nổi nóng và bị mất ngủ không?

- Bạn có bị tối xầm mắt mũi và trước mắt thấy xuất hiện những chấm đen không?

- Bạn có thấy tê chân tay và cảm giác như có hàng nghìn mũi kim châm vào đó không?

- Bạn có dễ bị cảm lạnh không?

- Da bạn có bị khô và xanh xao với sắc thái màu vàng, má và môi có bị nhợt nhạt không?

- Bạn có bị chóc mép hay nứt da tay chân không?

- Tóc bạn có bị khô, chẻ và rụng không?

- Móng tay có dễ gãy và xuất hiện những đường gạch ngang dọc không?

- Kinh nguyệt hàng tháng của bạn có bị nhiều và kéo dài không?

- Bạn có bị thay đổi vị giác và khứu giác như khi mang thai: Thích ăn vôi, than, hạt khô, thích hít mùi keo dán, véc ni, sơn, xăng, dầu hoả và khí thải không?

- Bạn có ít ra ngoài trời để hít thở không khí trong lành không?

- Bạn có ăn kiêng sữa- thực vật không?

- Bạn có bị viêm, loét dạ dày và trĩ không?

Nếu bạn trả lời “có” từ 3-5 câu: Bạn có dấu hiệu thiếu sắt đấy. Hãy tăng cường ăn thịt bò, gan bò, lòng đỏ trứng, nấm, quả hồ đào, cháo kiều mạch, đậu Hà Lan, táo, rau chút chít, rau xà lách, bắp cải, củ cải, cà rốt, cam, quýt, ca cao, lạc. Trong những ngày có kinh nên uống thêm viên sắt. Hàm lượng sắt trong thịt bò tương đối thấp (chỉ là 22%), còn trong cá -10%. Trong các loại hạt, bánh mì và rau có các chất phốt phát và fitin cản trở việc hấp thụ vi chất này: Từ gạo và rau chân vịt, cơ thể chỉ hấp thụ được 1% sắt, từ ngô, đậu -3%, từ đậu tương 7%. Để bổ sung sắt cho cơ thể nên kết hợp ăn uống với việc dùng thuốc sắt.

Nếu bạn trả lời “có” từ 5-10 câu: Rõ ràng là bạn đã bị thiếu sắt. Bạn nên đi xét nghiệm máu. Nhu cầu về sắt của đàn ông -10mg/ngày, còn của phụ nữ 10-18mg/ngày; trong lúc mang thai 35-40mg/ngày; trong thời kỳ cho con bú 30-35mg/ngày. Đặc biệt khi bị rối loạn kinh nguyệt, cơ thể phải cần nhiều sắt hơn.

Vì vi chất này được hấp thụ tốt nhất trong môi trường axit, do đó nên dùng nước ép các loại quả chua như bưởi, cam, táo, lựu để uống thuốc sắt, nhưng không bao giờ dùng nước khoáng có kiềm hay sữa để uống thuốc.

Nếu bạn trả lời “có” từ 11-18 câu: Bạn có tất cả những dấu hiệu của bệnh thiếu máu và hãy nhanh chóng tới bác sĩ khám bệnh. Ngoài việc phân tích huyết cấu tố, còn cần phải xét nghiệm dịch vị dạ dày, nước tiểu, phân và khám dạ dày- ruột và phụ khoa. Khi bị một số bệnh, cơ thể khó hấp thụ sắt. Nó thấm vào cơ thể qua hệ tiêu hoá và tự đào thải khỏi cơ thể. Để quá trình hấp thụ sắt tốt hơn, bác sĩ khuyên nên uống dung dịch axit clohidric hay nước khoáng có axit. Đồng thời, uống mật ong và một số thuốc vitamin như B5, B6, C cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814