Trầm cảm - Những thách thức mới
Rối loạn trầm cảm có thể diễn biến từ nhẹ đến nặng. Trạng thái nhẹ thường khó phân biệt với bình thường: người trầm cảm nhẹ có thể không buồn cả ngày, nhưng họ thường thấy một viễn cảnh tối tăm, u ám hoặc cảm thấy thất vọng. Trong trạng thái trầm cảm vừa, người bệnh không có khả năng hoàn thành các chức năng thông thường của họ như làm việc hoặc duy trì các công việc trong gia đình. Trong trạng thái nặng, người bệnh có nguy cơ tự sát cao, họ ăn uống không đầy đủ, kém chăm sóc bản thân... ảnh hưởng đến sức khỏe. Đôi khi, họ có những biểu hiện của triệu chứng loạn thần như ảo giác, hoang tưởng.
Ở Việt Nam, đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào đủ lớn, có hệ thống với phương pháp chặt chẽ về lĩnh vực này. Tuy nhiên, nghiên cứu tại một xã nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ và một phường tại thành phố Hà Nội cho thấy tỷ lệ trầm cảm là 2% - 5% dân số.
Rối loạn trầm cảm tồn tại ngoài sự nhận biết của người bệnh. |
Khó khăn trong chẩn đoán
Những nghiên cứu chỉ ra rằng, chẩn đoán về trầm cảm của các bác sĩ khám xét ban đầu chỉ chính xác vào khoảng 39% - 50%, nghĩa là đúng dưới một nửa. Đa số bệnh nhân đến khám chỉ phàn nàn về các triệu chứng cơ thể, họ coi nhẹ hoặc thậm chí phủ nhận mình có vấn đề về tâm lý, tâm thần. Một phần là do cơ chế phòng vệ, họ mặc cảm, xấu hổ nếu bị chẩn đoán bệnh thuộc tâm thần. Mặt khác, trầm cảm tồn tại ngoài sự nhận biết của người bệnh. Nhiều bệnh nhân không thể xác định trạng thái cảm xúc của mình nên họ không trình bày, thảo luận với bác sĩ một cách cởi mở, trực tiếp về vấn đề của mình. Kết quả là họ thường được điều trị mang tính điều trị triệu chứng chứ không được điều trị vấn đề nền tảng là bệnh trầm cảm.
Hậu quả của trầm cảm không được nhận biết
Trước hết là nguy cơ tự sát cao ở người mắc trầm cảm: 10% - 15% người trầm cảm đi đến tự sát. Có nghiên cứu cho thấy 50% bệnh nhân trầm cảm tới bác sĩ khám bệnh 1 tháng trước khi tự sát. Trầm cảm không được nhận biết đã tác động tới nhiều khía cạnh cuộc sống của người bệnh: hoạt động cá nhân và xã hội sút kém, sức khỏe hiện tại và nhận thức giảm, đau nhức cơ thể nhiều hơn. Hoạt động của bệnh nhân suy giảm ngang bằng hoặc tồi tệ hơn những người có một trong tám bệnh nội khoa mạn tính chủ yếu. Số ngày nằm viện của bệnh nhân trầm cảm không được chẩn đoán cao hơn bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường và viêm khớp.
Bệnh nhân trầm cảm không được chẩn đoán lại thường đến khám bệnh nhiều. Có tới 1/3 số bệnh nhân trầm cảm đi khám bệnh tới 6 lần trong 1 năm. Một nửa trong số họ được dùng thuốc an thần và thuốc ngủ, và chỉ dưới 1/5 số đó được điều trị thuốc chống trầm cảm.
Phòng và chữa bệnh trầm cảm
Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhỏ nhất ở những người xung quanh. Sự cô lập, tách biệt được ví như nguồn năng lượng cho trầm cảm, cho nên hãy chìa tay đón nhận sự giúp đỡ của những người xung quanh. Hãy để cho gia đình và bạn bè biết mình có vấn đề, mình sẽ vượt qua ra sao và họ cần giúp mình thế nào.
Thay đổi cách sống không phải là công việc dễ làm, song nó có tác động rất lớn đến trầm cảm. Những thay đổi cách sống hiệu quả bao gồm: nuôi dưỡng mối quan hệ trợ giúp, tập thể dục và giữ giấc ngủ đều đặn, ăn uống lành mạnh và đầy đủ, quản lý stress trong cuộc sống, thực hành những kỹ thuật thư giãn và chống lại những kiểu suy nghĩ tiêu cực.
Xây dựng những kỹ năng cảm xúc: Nhiều người thiếu các kỹ năng cần thiết để quản lý stress và giữ thăng bằng cảm xúc. Việc xây dựng những kỹ năng cảm xúc có thể giúp tạo khả năng đương đầu và chống lại những điều bất hạnh, những chấn thương tâm lý và những mất mát trong cuộc sống.
Tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần: Cuối cùng, khi những phương thức trên không đầy đủ hay không hiệu quả, người bệnh trầm cảm cần tìm đến sự giúp đỡ của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần để có được những phương pháp can thiệp và trị liệu khoa học hiện nay.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh