Trẻ em ngày nay bị cai sữa mẹ quá sớm
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Pediatrics khuyên nên phát triển các chiến lược đánh giá việc nuôi con bằng sữa mẹ và tập trung vào các mối lo ngại ngay sau khi sinh.
Đồng tác giả nghiên cứu Caroline Chantry, bác sĩ nhi khoa của Trung tâm Y tế Davis Trường Đại học California, cho biết: “Phát hiện này cho thấy một số rắc rối và mối lo ngại về việc nuôi con bằng sữa mẹ đều gặp ở hầu hết những người làm mẹ lần đầu, và những rắc rối đó làm tăng nhanh khả năng họ sẽ cai sữa mẹ cho con sớm hơn dự định. Nếu chúng ta có thể giúp các bà mẹ đạt được mục tiêu nuôi con bằng sữa mẹ, chúng ta sẽ có một quốc gia khỏe mạnh hơn.”
Mặc dù 75% các bà mẹ ở Mỹ bắt đầu nuôi con bằng sữa mẹ, nhưng chỉ 13% trong số họ cho con bú hoàn toàn theo khuyến cáo là trong 6 tháng đầu đời.
Nghiên cứu mới – với 532 người làm mẹ lần đầu - bao gồm các buổi phỏng vấn khi họ đang mang thai và 6 lần tiếp theo từ khi họ sinh con tới khi đứa con được 60 ngày tuổi. 92% số bà mẹ này cho rằng có ít nhất một mối lo ngại về việc nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh con 3 ngày. Mối lo ngại hay gặp nhất là đứa trẻ ngậm ti mẹ không tốt (52%), tiếp đến là đau khi cho con bú (44%), và thiếu sữa (40%).
Nhóm nghiên cứu đã thu thập báo cáo của hàng nghìn rắc rối về nuôi con bằng sữa mẹ và mối lo ngại của các bà mẹ. Các mối lo ngại được báo cáo tại các buổi phỏng vấn được thực hiện vào ngày thứ 3 và thứ 7 sau khi sinh có liên quan chặt chẽ với những quyết định bổ sung sữa công thức hoặc cai sữa mẹ hoàn toàn sau đó của các bà mẹ.
Đồng tác giả Kathryn Dewey, giáo sư dinh dưỡng cho rằng: “Những buổi phỏng vấn vào ngày thứ 3 và ngày thứ 7 đã được tiến hành tại thời điểm mà có thể có khoảng cách giữa nguồn hỗ trợ tiết sữa mẹ tại bệnh viện và trong cộng đồng. Dựa trên những kết quả này, chúng tôi khuyến nghị những người lần đầu làm mẹ, đặc biệt cần được hỗ trợ thêm để giảm bớt mối lo ngại về việc nuôi con bằng sữa mẹ có thể phát sinh trong 2 tuần đầu sau khi sinh con.”
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản