Trẻ nào cần tiêm văcxin sởi - rubella?
![]() |
Từng xảy ra quá nhiều sự việc khiến việc tiêm ngừa trở thành nỗi sợ hãi của nhiều gia đình. Vì thế, việc tuyên truyền cần rõ ràng, dễ hiểu cho mọi người - Ảnh: Hữu khoa |
Đây là chiến dịch nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2014-2015 triển khai tiêm hết cho 23 triệu trẻ em ở độ tuổi 1-14 theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng có cần phải tiêm cho tất cả 23 triệu cháu? Công tác truyền thông cần chính xác và cẩn trọng để tránh nhầm lẫn và lãng phí.
Thực tế có một tỉ lệ khá lớn các cháu, nhất là các cháu ở các thành phố lớn, đã được tiêm dịch vụ đủ hai liều văcxin phối hợp “3 trong 1” (SQR, ngừa ba bệnh sởi - quai bị - rubella). Nhiều cháu tiêm mũi sởi đơn 9 tháng ở phường, sau đó tiêm dịch vụ hai lần SQR.
Cả ba bệnh SQR chỉ cần tiêm hai liều đúng độ tuổi từ 12 tháng đến 3-5 tuổi là đủ bảo vệ suốt đời.
Điều quan trọng khi triển khai chiến dịch là cần sàng lọc đối tượng chưa hoặc đã tiêm đủ (kể cả dịch vụ), xác định và khoanh vùng ưu tiên địa bàn nông thôn và miền núi, xác định độ tuổi. Cần ưu tiên các cháu sinh trước năm 2007.
Theo báo cáo của EPI Việt Nam và khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới, từ 2009-2013 tỉ lệ tiêm mũi hai văcxin sởi (MCV2) của Việt Nam luôn đạt trên 83% cho độ tuổi <24 tháng, mũi 1 (MCV) luôn đạt trên 90%.
Từ 2007-2013, EPI-VN đã tiêm hai mũi văcxin sởi miễn phí cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi. Mặt khác, trong vụ dịch sởi 2013, Cục Y tế dự phòng vừa triển khai “tiêm vét” sởi đơn, số lượng lớn các cháu từ 9 tháng tuổi đã được tiêm. Một đứa trẻ chỉ cần tiêm hai liều trước 4 tuổi là đủ ngừa bệnh sởi nếu văcxin đảm bảo chất lượng và kỹ thuật tiêm đúng.
Như vậy, theo lịch tiêm chủng và thực tế hiện hành, đa số trẻ em đã đủ liều ngừa bệnh sởi. Nếu tiêm đại trà loại văcxin “2 trong 1” (SR) thêm một mũi nữa thì vừa thừa vừa thiếu. Thừa mũi văcxin sởi (đến 3, 4 mũi) mà thiếu văcxin quai bị.
Riêng bệnh rubella và quai bị, EPI-VN chưa chính thức đưa vào chương trình sau 30 năm thực hiện. Điều đó không có nghĩa là tất cả 23 triệu trẻ em (1-14 tuổi) hiện nay chưa có ai tiêm ngừa rubella (và quai bị).
Thực tế từ những năm 1990, cùng với EPI, y tế dự phòng các địa phương, các viện VSDT đã mở dịch vụ tiêm chủng cho mọi lứa tuổi. Rubella đơn và quai bị đơn tiêm hai mũi rất phổ biến. Từ năm 2000, loại văcxin đơn giảm dần và được thay loại “3 trong 1” (SQR). Quai bị đơn chỉ tiêm cho bé trai.
Để ngừa hai bệnh này cho các cháu, nhiều gia đình đã cho con em tiêm dịch vụ loại văcxin phối hợp ngừa ba bệnh trong một mũi tiêm (hoặc quai bị đơn và rubella đơn) trước 14 tuổi.
Cả ba bệnh này có cơ chế lây truyền và phát bệnh giống nhau. Văcxin cũng giống nhau về nguyên lý sản xuất. Điều quan trọng nhất là số lần tiêm giảm. Thay vì tiêm 6, 7 mũi ngừa ba bệnh, nay chỉ còn tiêm hai mũi.
Ưu điểm của loại văcxin “tam liên” này là độ an toàn, hiệu quả miễn dịch cao, tỉ lệ phản ứng sau tiêm rất thấp; giảm số lần tiêm, giảm số lần đau và tiết kiệm tiền, thời gian.
Trường hợp đã tiêm đủ hai liều “3 trong 1” hoặc đã bị ba bệnh SQR, nếu tiêm thêm SR trong chiến dịch sẽ gặp nguy cơ phản ứng sau tiêm tăng, cơ địa dị ứng với kháng sinh bảo quản văcxin cũng là nguy cơ phản ứng phụ, lãng phí văcxin không cần thiết.
Tóm lại, văcxin sởi - rubella (MR-Vac) không cần phải tiêm hết cho 23 triệu trẻ 1-14 tuổi, không bắt buộc tất cả đối tượng phải tiêm. Ưu tiên cho bé gái ở nông thôn và miền núi.
● Đối tượng không cần tiêm mũi sởi - rubella (SR): - Các cháu tiêm dịch vụ: từ 9 tháng tuổi đến 6 tuổi đã tiêm đủ hai liều SQR. - Các cháu đã tiêm mũi sởi đơn (EPI) từ 9-11 tháng tuổi, sau đó tiêm dịch vụ một mũi SQR từ 12-24 tháng tuổi và mũi 2 SQR trên 5 tuổi. - Các cháu đã tiêm mũi MCV, MCV2 (EPI), sau đó tiêm dịch vụ hai mũi quai bị đơn (với bé trai) và hai mũi rubella đơn (với bé gái) từ 2-14 tuổi. - Những cháu đã bị bệnh sởi và rubella hoặc xét nghiệm đã có kháng thể ngừa hai, ba bệnh SQR. ● Đối tượng nên tiêm nhắc một mũi SR (MR-Vac): - Các cháu đã tiêm một mũi sởi đơn lúc 9-11 tháng tuổi, chưa tiêm nhắc mũi MCV2. Sau 3-6 tháng, không tiêm mũi 2 SR (EPI) mà tiêm thêm một mũi “3 trong 1” SQR (dịch vụ) để miễn dịch cả ba bệnh. Nếu tiêm mũi hai SR, các cháu phải được tiêm thêm quai bị đơn hai lần đồng thời cùng độ tuổi. Như thế số lần tiêm, lần đau, nguy cơ phản ứng cũng tăng lên. (Điều này các gia đình nên biết để quyết định tiêm loại nào lần hai cho con em mình). - Với các cháu chưa tiêm mũi sởi (EPI) hoặc chưa tiêm mũi SQR (dịch vụ): tiêm một mũi SR. 3-6 tháng sau tiêm nhắc SQR (dịch vụ). - Với các cháu ở nông thôn miền núi, độ tuổi 12-18 tháng đã tiêm một mũi MCV trước 11 tháng tuổi. Với bé trai phải tiêm thêm văcxin quai bị đơn hai liều. |
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025
Trong 02 ngày 20 – 21/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí tổ chức lớp tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025 tại đơn vị và các Trạm Y tế trực thuộc.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
- Bệnh cúm mùa