Trị đau đầu bằng phương pháp tự nhiên
Đó là ai cũng có lúc đau đầu, nặng nhẹ tùy lúc nhưng nhiều lần trong đời là cái chắc! Không ít nhà nghiên cứu thậm chí quả quyết là trẻ con ở độ tuổi mới vào nhà trẻ đã biết đau đầu để rồi nỗi khổ từ đó theo đuổi hoặc nhiều hoặc ít trong suốt cuộc đời. Cũng vì thế mà nhiều người thuộc tên thuốc trị đau đầu hơn số chứng minh nhân dân và cũng lắm thầy thuốc trị đau đầu khỏi lo thiếu bệnh nhân.
Đáng tiếc vì trên thực tế không hẳn hễ đau đầu là phải uống thuốc mới xong. Có thể thay thuốc không mấy khó bằng vài mẹo vặt.
Chẳng hạn:
- Ứng dụng ảnh hưởng của khác biệt nhiệt độ trên hệ thần kinh giao cảm bằng cách tắm với nước nóng rồi đổi sang nước lạnh khi phát hiện cơn đau đầu ló mòi gây rối.
- Đội mũ dù không ra đường, dù trong nhà không lạnh, để tăng tuần hoàn dưới da đầu.
- Nhai thật chậm một nhúm ngò vì tinh dầu trong ngò có công năng dãn mạch trong hệ thần kinh. Nếu có thêm ít hột hoa hướng dương càng hay nhờ tác dụng cộng hưởng.
- Thư giãn khoảng 30 phút trong phòng yên tĩnh và hoàn toàn tối đen. Đừng quên là tia sáng nhấp nháy cũng như âm thanh bất ngờ là nguyên nhân gây bộc phát cơn đau đầu. Nếu biết cách thiền định hay kỹ thuật hô hấp dưỡng sinh càng hay.
- Uống nhiều lần trong ngày nước ép củ dền, cà rốt hay khoai tây khi ghi nhận dấu hiệu căng thẳng thần kinh. Nếu được cả ba loại theo tỉ lệ bằng nhau càng tốt.
- Nhờ người xoa cho nóng mặt dưới ngón chân cái khi đang nhức đầu dữ dội. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả ở trẻ em và tất nhiên ở người hay… nhõng nhẽo!
- Với người hay nhức đầu mỗi sáng sớm, đừng ngồi bật dậy khi vừa thức. Trái lại, nán thêm ít phút với động tác nằm ngửa đạp xe đồng thời xoa bóp vùng trán, thái dương và sau gáy.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể ngậm viên đường có ít giọt dầu khuynh diệp khoảng 10 phút trước giờ hay bị nhức đầu; ăn trái chua như cóc, ổi, me… khi nhức đầu (theo kinh nghiệm của thầy thuốc cổ truyền ở Áo); dùng bông gòn thấm chút dầu tràm nhét vào hai lỗ tai khoảng 10 phút nếu nhức đầu đi kèm buồn nôn; bơi lội (là môn thể thao tốt nhất để phòng chống nhức đầu theo kết quả nghiên cứu ở Đại học Essen - CHLB Đức).
Khỏi nói dông dài cũng dễ hiểu thuốc trị nhức đầu là món hàng rất dễ bán. Có lẽ do được dùng quá thông thường nên ít ai để ý đến nhiều loại phản ứng phụ khó tránh vì mấy ai chỉ dùng thuốc đau đầu có vài lần trong đời? Thủ sẵn vài “mánh” để trị, nhất là phòng ngừa cơn đau đầu, chắc chắn là việc nên làm vì vừa để tiền dùng cho chuyện khác trong thời buổi kinh tế khó khăn vừa giảm được phản ứng phụ để không mắc bệnh vì… thuốc.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh