27/9/2011 | 3:36:01 PM

Trời lạnh, cảnh giác với đột quỵ do chảy máu não

Đột quỵ có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nhưng mùa lạnh được coi là thời điểm xuất hiện nhiều nhất.
Có nhiều nguyên nhân, trong đó dị dạng mạch não được coi là cái chết không báo trước vì diễn tiến âm thầm và các biểu hiện cũng rất khó nhận diện.


Cái chết không báo trước

Dị dạng mạch não là những dị dạng quan trọng nhất của hệ thần kinh gồm một đám rối các mạch có sự giao lưu bất thường giữa các hệ động mạch và tĩnh mạch. Dị dạng này xuất hiện ở các vị trí trong não và thường gặp ở nam giới, có thể xảy ra ở nhiều thành viên trong gia đình thuộc cùng một thế hệ hoặc ở các thế hệ sau.

Mặc dù tổn thương xuất hiện từ khi mới chào đời, song chảy máu hoặc những biến chứng khác lại phổ biến nhất ở lứa tuổi 10 – 30, đôi khi ở tuổi 50.

Có hai loại dị dạng mạch máu não: dị dạng động mạch và dị dạng động tĩnh mạch. Hai loại này đều gây chảy máu tự nhiên, trong đó chảy máu do động mạch nặng hơn. Bình thường, cấu tạo thành động mạch có ba lớp: ngoài, giữa và trong. Lớp giữa là lớp cơ chun có khả năng đàn hồi cao, chịu được áp lực động mạch rất lớn mà không vỡ.


Ở một số người, vì lý do nào đó như sự thay đổi thời tiết đột ngột, làm thành động mạch phình to ra, đưa đến vỡ ra bất kỳ lúc nào, đe doạ trực tiếp tính mạng. Tuỳ mức độ chảy máu mà người bệnh có thể tử vong trong vòng vài giờ hay vài ngày.

Những yếu tố như stress, chấn thương sọ não, bệnh vữa xơ động mạch, nhiễm khuẩn huyết gây viêm nội mạc thành động mạch... cũng tạo điều kiện cho phình động mạch não.
Troi lanh canh giac voi dot quy do chay mau nao

Dễ chẩn đoán nhầm

Những triệu chứng lâm sàng chính của chảy máu não là đau đầu, co giật và những triệu chứng do nứt vỡ. Khi thấy đau đầu (mà không chảy máu) thì đó là chứng đau nửa đầu như bị co bóp, thắt lại giống như cơn Migraine hoặc đau lan toả. Khi thành động mạch đã vỡ, gây hiện tượng chảy máu, sẽ có ba mức độ:

Chảy máu dữ dội: bệnh nhân đột ngột đau đầu khủng khiếp, đến mức không chịu đựng được, kèm theo nôn thốc nôn tháo, thở dốc, hôn mê sâu, rối loạn nghiêm trọng hô hấp và tim mạch, có thể tử vong trong vài giờ.

Chảy máu nặng: tình trạng này hay gặp, bệnh nhân cảm thấy đau đầu như búa bổ, đau như muốn mù cả hai mắt, buồn nôn, người bệnh có thể tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Chảy máu nhẹ: còn gọi chảy máu báo hiệu, người bệnh cũng cảm thấy đau đầu, buồn nôn, khó chịu. Nếu không phát hiện sớm và có những xử trí nhanh chóng, mức độ chảy máu ngày càng trầm trọng và dẫn đến tử vong.

Những người bị dị dạng mạch máu não hầu như không biết trước bệnh, hơn nữa trước khi chảy máu người bệnh cũng hiếm có dấu hiệu gì, do vậy nếu chẩn đoán chỉ dựa trên những biểu hiện của đau đầu, nôn… sẽ rất dễ bị nhầm với những bệnh khác.


Người bệnh phải tự cảnh giác

Troi lanh canh giac voi dot quy do chay mau nao

Những dị dạng bên ngoài như tay, chân... nhìn thấy ngay từ khi con người sinh ra và có thể tiến hành chỉnh hình nhưng dị dạng mạch máu não thì rất khó phát hiện. Hầu hết khi xuất hiện biến chứng mới biết bệnh nên phòng ngừa là rất khó.

Chỉ còn cách người bệnh phải tự cảnh giác lấy. Nếu cảm thấy đau đầu bất thường, cần đến ngay các trung tâm y tế lớn để điều trị kịp thời. Để tránh tạo áp lực mạnh cho động mạch não, mọi người nên tránh stress, không hút thuốc lá, không uống rượu, bia và sử dụng những chất kích thích khác.


Những người đau đầu thường xuyên, kéo dài cần đi chụp mạch máu não để kịp thời phát hiện những bất thường, tránh ăn mặn, tránh gió lùa, mặc ấm khi thay đổi thời tiết nhất là từ nóng chuyển sang lạnh; hay đang nằm trong chăn ấm tránh ra lạnh đột ngột…

Cách xử trí cho các bệnh nhân bị dị dạng mạch não chủ yếu bằng phẫu thuật cắt bỏ hoặc can thiệp mạch qua da. Biện pháp gây tắc nghẽn các động mạch nuôi bằng can thiệp mạch qua da thường được chỉ định nhằm làm giảm bớt kích thước tổn thương, giúp cho phẫu thuật dễ dàng, ít chảy máu hơn.

Không sơ cứu bằng cạo gió, uống chanh 
 
Khi thấy bệnh nhân có các biểu hiện chảy máu não, nhiều người hay lầm tưởng bị trúng gió và đưa đi cạo gió, bắt uống nước chanh. Điều này rất không nên bởi có thể làm nặng hơn tình trạng chảy máu và làm chậm trễ việc đưa bệnh nhân tới bệnh viện.
 
Xử lý hay nhất là gọi ngay xe cấp cứu hoặc dùng xe hơi nhà, taxi đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
 
Khi di chuyển bệnh nhân, nên để nằm yên trên mặt phẳng, nghiêng mặt sang một bên, nới bớt quần áo cho thoáng, dùng khăn vải quấn quanh một chiếc đũa hay cán muỗng đặt giữa hai hàm răng để đề phòng bệnh nhân cắn vào lưỡi.
Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814