Trong một tuần, 2 trẻ tử vong vì chó dại cắn
PGS. TS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương cho biết, trong tuần qua, cả hai cháu bé đều vào viện khi đã lên cơn dại, bệnh nhi rất tỉnh táo nhưng hoảng sợ, nói ngắt quãng, khó thở, co rít thanh quản.

“Nhìn thấy cảnh người bệnh lên cơn dại, vật vã, kích thích, khó thở, sợ nước, sợ gió, hơi thở rít lên từng hồi... nhưng lại hoàn toàn tỉnh táo, biết mình sẽ chết, Bác sĩ, người nhà đều đau lòng bởi thấy chết mà không thể cứu được. Bởi khi đã bị lên cơn dại sẽ không có cách gì cứu chữa được, bệnh nhân sẽ chết vì suy hô hấp do co thắt thanh quản. Chỉ mong quay ngược lại thời gian, để họ đi tiêm phòng, tránh được cái chết vì bệnh dại", một bác sĩ điều trị chia sẻ.
Theo đó, bé 12 tuổi (dân tộc Mường, sống tại Hòa Bình) tử vong sau một tuần vào viện và trường hợp cháu bé 9 tuổi (dân tộc Mông, Lạng Sơn) tử vong chỉ nửa ngày nhập viện.
Đáng nói, cả hai gia đình đều không biết con mình bị chó cắn. Trường hợp cháu bé 12 tuổi ở Hòa Bình, sau khi bị chó cắn, 13 ngày con chó chết.
Còn cháu bé 9 tuổi ở Lạng Sơn, nhiều khả năng bị chính chó trong gia đình cắn. Bởi gia đình em đang có chó mẹ và đàn chó con. Sau khi chó mẹ biểu hiện ốm, gia đình đã bán chó mẹ đi và giữ lại đàn chó con. Trong quá trình chơi đùa, chăm sóc đàn chó con, em bé đã bị một con chó con gặm vào tay nhưng cũng không nói lại với gia đình.
Đừng mạo hiểm chờ đợi!
TS Huy cho biết, thời gian phơi nhiễm vi rút dại, ủ bệnh khác nhau ở mỗi người. Có những người sau 20 – 30 ngày bắt đầu lên cơn dại, có những người lâu hơn mới biểu hiện. Đa phần, khi vết thương chó cắn đã liền da, người bệnh vẫn bình thường nên càng chủ quan không nghĩ là chó dại cắn. Đến khi lên cơn dại, sợ gió, sợ nước thì mọi chuyện đã quá muộn, không còn cách gì cứu chữa.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu không may bị chó cắn, thì nên tiêm phòng ngay và theo dõi con chó trong khoảng 10 ngày. Nếu đến lúc đấy mà con chó vẫn bình thường, không phải chó dại thì có thể dừng tiêm. Không nên mạo hiểm chờ đợi bởi nhiều con chó 2 - 3 tuần cắn người mới phát bệnh. Đợi đến lúc này mới tiêm thì quá mạo hiểm, bởi rất có thể vi rút dại đã phát tác, khi đó vắc xin không còn có tác dụng. Nhất là hiện nay, vắc xin phòng bệnh hiện không còn những tác dụng phụ gây di chứng thần kinh như trước đây
Các bác sĩ lưu ý, chó dại có các biểu hiện khác nhau. Có những con biểu hiện rất hung dữ, chạy lung tung cắn nhiều người và các con vật khác, mắt long sòng sọc, chảy nhiều rớt dãi (thể hung dữ). Nhưng cũng có những trường hợp chó ốm vì vi rút dại lại chỉ nằm ủ rũ ở chỗ tối, không ăn uống, hoặc có thể bị tiêu chảy…
Vi rút dại được truyền qua vết cắn, vết cào, vết liếm trên da và niêm mạc bị tổn thương. Vì vậy nhiều trường hợp không bị chó cắn nhưng vẫn bị dại trong quá trình chăm sóc, tiếp xúc với vật nuôi, chó liếm trên da...
Do thời gian ủ bệnh dài nên các trường hợp bị nhiễm vi rút dại nhưng chưa có triệu chứng dại vẫn nên đi tiêm vắc xin phòng dại để tạo miễn dịch trước khi vi rút dại xâm nhập hệ thần kinh trung ương.
Các bác sĩ cũng lưu ý, khi chó, mèo ốm, có biểu hiện không bình thường phải nhốt cách ly theo dõi, khi tiếp xúc phải có dụng cụ bảo vệ. Rất nhiều người chủ quan nghĩ chó nhà không mắc bệnh dại, dùng tay không chăm sóc, cho chó uống thuốc... nguy cơ rất lớn.
Người dân cũng không nên bán hoặc di chuyển chó, mèo ốm, nghi dại, không giết thịt chó, mèo ốm để giảm nguy cơ lây truyền.
Đặc biệt, cần tiêm vắc xin phòng dại định kỳ cho chó, mèo để tạo miễn dịch bảo vệ cho chó không bị bệnh dại. Khi không có bệnh dại trên đàn chó, mèo sẽ không thể gây bệnh cho người.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025