Tự chữa viêm bàng quang
Tình trạng tiểu rát, tiểu rắt, tiểu són, thậm chí tiểu ra máu, càng rõ nét hơn nữa nhất là ở phụ nữ do nhược điểm cơ thể học với ống dẫn tiểu ngắn hơn ở đàn ông nên dễ bội nhiễm. Nhưng bệnh rõ ràng có khuynh hướng tăng “năng suất” vào những ngày mưa dầm vào buổi chiều. Lý do là vì lòng bàn chân cảm lạnh và dẫn đến phản xạ kích ứng trên niêm mạc và cơ vòng bàng quang. Cũng chính vì thế mà dân văn phòng máy lạnh dễ bị viêm bàng quang hơn người khác.
Để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm từ bàng quang dội ngược lên trái thận, thầy thuốc tất nhiên phải dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp cần thiết. Nhưng điều đó không có nghĩa là “không kháng sinh không về” vì không hẳn lúc nào viêm bàng quang đều do nhiễm khuẩn. Trái lại, theo kết quả nghiên cứu hẳn hoi, không dưới 2/3 trường hợp viêm bàng quang không cần dùng thuốc kháng sinh. Bên cạnh đó, cho dù nhiễm khuẩn và được điều trị đúng cách bằng thuốc kháng sinh, viêm bàng quang vẫn là bệnh dễ tái phát với khuynh hướng càng lúc càng cứng đầu với thuốc kháng sinh.
Chính vì thế mà thầy thuốc thuộc trường phái điều trị toàn diện đã từ lâu khuyên đối tượng hay bị viêm bàng quang, thay vì chỉ trông mong vào thuốc kháng sinh để rồi thất vọng, nên tập trung vào một số biện pháp sinh học như dưới đây:
- Uống thật nhiều nước, được 3 lít trong ngày càng hay, ngay khi phát hiện triệu chứng viêm bàng quang để mượn dòng nước tiểu kéo bệnh nguyên ra ngoài. Bệnh nhân đừng ngại đi tiểu trong ngày, miễn là đừng tiểu đêm để rồi mất ngủ. Tốt nhất là đi tiểu mỗi giờ nhưng đừng quên uống ngay ly nước lớn sau mỗi lần đi tiểu.
- Chườm nóng vùng bụng dưới để giải tỏa áp lực do xung huyết ở bàng quang.
- Tạm ngưng mọi hoạt động TDTT. Nằm nghỉ càng thường càng tốt trong suốt thời gian còn viêm bàng quang.
- Uống nước ép trái dâu tây càng nhiều càng tốt vì hoạt chất trong trái này có tác dụng kháng sinh không thua thuốc đặc hiệu. Đã vậy, nước dâu tây khéo hơn ở chỗ không gây lờn thuốc lại ngon miệng.
- Tăng lượng nấm trong khẩu phần để tận dụng tác dụng giảm đau tương tự aspirin của hoạt chất trong nấm.
- Giữ lòng bàn chân cho ấm bằng cách mang vớ, ngâm chân nước ấm, hơ chân bằng máy sấy tóc, bằng đèn hồng ngoại… sau giờ làm việc.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh