Từ Covid-19 đến đại dịch tương lai
"Một là chúng ta đầu tư ngay từ giờ, hai là trả giá đắt về sau", Wayne Koff, giám đốc điều hành dự án phi lợi nhuận vaccine cho con người, nói. Trong bài xã luận lên tạp chí Science hôm 18/2, ông Koff và Seth Berkley, lãnh đạo Liên minh vaccine Gavi, kêu gọi nỗ lực toàn cầu nhằm phát triển một vaccine chung, chống lại các virus họ corona, trong đó có chủng gây bệnh Covid-19.
"Chúng ta không biết chính xác khi nào dịch bệnh mới sẽ bùng phát, nhưng nó sẽ đến. Dù trong một hay 10 năm tới, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc ngay bây giờ", ông Koff nhận định.
Thế giới may mắn vì đại dịch trước - dịch cúm năm 1918 - diễn ra cách đây hơn một thế kỷ. Trong những năm gần đây, các bệnh lây từ động vật sang người có chiều hướng gia tăng như Zika, Ebola, SARS, MERS và cúm H1N1. Dù không lan rộng như Covid-19, chúng đều gây nguy hiểm tới tính mạng. 1/3 số bệnh nhân đã chết vì MERS, trong khi gần một nửa người mắc tử vong do Ebola.
Sau những đợt bùng phát đó, nỗ lực phòng chống dịch nhận được ít sự quan tâm và tài trợ hơn. Điều đó không được phép tái diễn, theo James Crowe, nhà miễn dịch học của Trung tâm Y tế Đại học Vanderbit tại Tennessee, kiêm giám đốc Trung tâm Vaccine Vanderbilt.
Thuyết phục giới chức chi một khoản kinh phí lớn để đối phó với mối nguy hiểm trong tương lai là điều không dễ dàng, nhưng số tiền đó rất nhỏ so với cái giá 20.000 tỷ USD phải trả vì Covid-19. Vấn đề là làm cách nào để cải tiến phương pháp điều trị và công cụ phòng chống những virus chưa tồn tại.
Crowe có một số ý tưởng. Với 2 tỷ USD, ông và các đồng nghiệp có thể phát triển các kháng thể đơn dòng chống lại 100 mầm bệnh tiềm tàng, nguy hiểm nhất ở người. Ông hình dung tạo ra 10.000 liều kháng thể cho từng loại virus và bảo quản chúng đến khi cần. Cần nhiều nghiên cứu để kiểm chứng độ hiệu quả, nhưng số liều như vậy đủ cho một cuộc thử nghiệm và bảo vệ những người đầu tiên nhiễm virus cùng người tiếp xúc gần.
Nếu có kháng thể hay vaccine từ cuối năm 2019, khi Covid-19 mới nhen nhóm ở Trung Quốc, thế giới có thể giảm 6 tháng sống chung với dịch. "Ý tưởng đơn giản là chuẩn bị và giải quyết những việc khó từ trước", ông Crowe cho hay.
Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore ở California đang nghiên cứu biện pháp bảo vệ trước những mầm bệnh có thể xuất hiện khi con người tiếp xúc với động vật hoang dã. Giống như dự báo thời tiết, họ sử dụng mô hình máy tính và trí tuệ nhân tạo để đẩy nhanh phát triển thuốc và vaccine, đồng thời dự đoán virus mới và các biến thể của chúng.
Jim Brase, phó giám đốc máy tính tại phòng thí nghiệm cho biết: "Mục tiêu của chúng tôi là phát triển một liệu pháp mới trong vài tháng thay vì nhiều năm. Chúng tôi và các nhóm nghiên cứu khác đang bắt đầu chứng minh điều đó là khả thi".
Ông Raymundo Armagnac, làm việc tại trường tiểu học Denker, gần Los Angeles, được tiêm liều vaccine Moderna đầu tiên vào ngày 17/2. Ảnh: USA Today.
Bên cạnh đó, ông cho rằng khó có thể hình dung được mối đe dọa nào ghê gớm hơn đại dịch hiện tại. Không một cá nhân hay quốc gia nào có thể đơn phương đối đầu với những hiểm họa phía trước. Giải pháp đòi hỏi sự hợp tác của các nhà khoa học và công ty, theo Shivshankar Sundaram, giám đốc Trung tâm Kỹ thuật sinh học tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Livermore.
Tiến sĩ Bruce Gellin, lãnh đạo của Miễn dịch Toàn cầu thuộc Viện Vacine Sabin, có chung quan điểm phòng chống đại dịch mới cần nhiều chuyên môn. Bên cạnh đó, ông cho rằng để đối phó với những virus như nCoV hay virus cúm năm 1918, thế giới cần một loại vaccine chống lại được tất cả các loại virus thuộc họ corona hoặc cúm. Theo Jesse Goodman, giáo sư chuyên ngành y dược và bệnh truyền nhiễm ở Đại học Georgetown, thuốc kháng sinh trị nhiều loại vi khuẩn cũng đóng vai trò then chốt.
Các nhà khoa học đã làm việc nhiều năm để tạo ra vaccine ngừa HIV song chưa thành công. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, ông Crowe cho biết công sức đó sẽ được đền đáp xứng đáng.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ đã phát hiện protein gai của nCoV, góp phần phát triển vaccine Covid-19 một cách nhanh chóng. Theo ông Koff, tạo ra vaccine chống lại mọi virus corona có thể đơn giản hơn virus cúm hay HIV, vì corona không đột biến nhanh bằng hai loại virus kia. Một số công ty, trong đó có Novavax, đang phát triển vaccine có thể chống lại các biến thể nCoV mới.
Ted Ross, giám đốc Trung tâm Vaccine và Miễn dịch học tại Đại học Georgia, cho biết, vô hiệu hóa virus chưa xuất hiện là một tham vọng lớn, nhưng đó là điều các nhà khoa học đang hướng tới. Ông cho rằng phát triển một liều vaccine duy nhất sẽ khó khăn do các chủng virus corona khá đa dạng.
Trong nhiều thập kỷ, nhóm nghiên cứu của Ross hướng tới một loại vaccine cúm toàn diện và gần đây chuyển sự chú ý sang nCoV. Nỗi lo chính của ông là mối quan tâm và sự cảnh giác của của doanh nghiệp và công chúng về Covid-19 sẽ giảm dần, cũng như với Zika và Ebola, khi truyền thông không còn nhắc đến nó.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
- Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh