Từ Covid-19 tàn khốc đến chiến lược 'phòng bệnh hơn chữa bệnh'
Thuật ngữ "phòng bệnh hơn chữa bệnh" được nhà triết học người Hà Lan Desiderius Erasmus đưa ra vào những năm 1500. Song phải đến 500 năm sau, giữa một dịch bệnh tàn khốc như Covid-19, cộng đồng và các nhà chức trách mới nghiêm túc nhìn nhận cách tiếp cận này trên phạm vi toàn cầu.
Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận số ca nhiễm nCoV vượt quá 200 triệu. Trong khi nguồn lực khổng lồ đổ dồn vào vaccine, WHO nỗ lực giải bài toán làm thế nào ngăn chặn tình cảnh tương tự tái diễn.
Trọng tâm của nỗ lực đó được tóm gọn trong chiến lược có tên One Health (Một Sức khỏe). Mục tiêu của nó là nâng cao nhận thức rằng tất cả hoạt động, thói quen của con người đều ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Yếu tố này cần được cân nhắc khi ban hành các chính sách y tế công cộng.
Chẳng hạn, tình trạng gia tăng dân số và phá rừng sẽ tạo nhiều cơ hội để các bệnh bắt nguồn từ động vật hoang dã lây nhiễm sang người. Thách thức tiếp theo là vấn đề hợp tác quốc tế trong bối cảnh chia rẽ chính trị.
One Health là chủ đề chính tại hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 5 của Đại hội đồng Y tế Thế giới. Trong đó, các quốc gia thành viên WHO đưa ra ý kiến nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng. Lần đầu tiên, hội nghị nhấn mạnh tầm quan trọng của tất cả quốc gia trong việc áp dụng chiến lược One Health.
Wanda Markotter, giám đốc Trung tâm Phòng chống Bệnh từ Virus, Đại học Pretoria, nhận định: "One Health tồn tại từ lâu, nhưng không được triển khai cấp bách".
Hình ảnh hiển vi cho thấy nCoV (màu vàng) xung quanh bề mặt tế bào. Ảnh: AFP
Hội nghị thượng đỉnh của Đại hội đồng Y tế Thế giới năm ngoái tập trung đạt thỏa thuận từ Trung Quốc, nhằm đưa các chuyên gia do WHO chỉ định vào nước này nghiên cứu về nguồn gốc của Covid-19. Từ đó đến nay, Mỹ và nhiều nước khác đã yêu cầu tiếp cận phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán. Động thái này dựa trên giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm. Trung Quốc đã bác bỏ quan điểm này.
Đối với Markotter, chuyên gia về mầm bệnh từ dơi, tranh cãi khiến một thực tế khác bị ngó lơ: đợt bùng phát nhỏ ở một phần của thế giới có thể trở thành đại dịch giết chết hàng triệu người, gây ra những tổn thất kinh tế không thể lường trước.
Hiện ban cố vấn cao cấp của One Health có 26 thành viên, đại diện cho ba tổ chức trọng yếu bao gồm Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thú y Thế giới và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc. Các thành viên được lựa chọn từ 700 ứng viên, là các nhà khoa học từ Mỹ và Trung Quốc.
Mục tiêu của hội đồng là "cung cấp hướng dẫn liên quan đến One Health, nhằm hỗ trợ, cải thiện sự hợp tác giữa các chính phủ", theo thông cáo báo chí của WHO.
Pháp và Đức lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ sáng kiến này. Hai nước thừa nhận biến đổi khí hậu, cách thức sản xuất lương thực và lối sống của con người đều tạo điều kiện cho các dịch bệnh từ động vật phát triển.
Mike Ryan, Giám đốc Chương trình Y tế Khẩn cấp của WHO, cho biết: "Chúng ta có mật độ dân cư đông đúc, chúng ta khai thác từ môi trường tự nhiên, tạo ra và thúc đẩy áp lực sinh thái. Điều này phá vỡ ranh giới giữa động vật và con người".
Nhu cầu cung cấp lương thực cho dân số gây ra cuộc cách mạng về sản xuất, dẫn đến tình trạng phá hủy môi trường sống của động vật để nhường chỗ cho cây trồng và vật nuôi. Điều này làm tăng nguy cơ lây lan virus. WHO ước tính 70% các dịch bệnh mới ở người trong 50 năm qua là lây nhiễm từ động vật hoặc có nguồn gốc động vật.
Markotter cùng các thành viên của hội đồng đang soạn thảo hướng dẫn tích cực để các nước thuộc WHO nhận ra và giải quyết những vấn đề nêu trên. Bà cho rằng chia sẻ thông tin là chìa khóa thành công của chương trình One Health.
"Đó là một trong những yêu cầu đầu tiên ở phạm vi toàn cầu. Nó không chỉ để phát hiện mầm bệnh, mà còn phát hiện cả những thay đổi trong việc sử dụng đất đai. Chúng ta không thực sự có hệ thống chung để chia sẻ các thay đổi về môi trường mang tính rủi ro", bà nói.
Chuyên gia virus Tony Della-Porta, cựu cố vấn về an toàn sinh học của WHO, đã điều tra các tai nạn trong phòng thí nghiệm ở Đài Loan và Singapore trong dịch SARS năm 2002-2003. Ông nhận định Trung Quốc cần cải thiện công tác chia sẻ thông tin.
"Tôi nghĩ rằng vấn đề thực sự không phải nguồn gốc của Covid-19, mà là thời gian để nhận ra nó và đưa ra các biện pháp kiểm soát", ông nói.
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025