Từ đầu năm đến nay Hà Nội ghi nhận gần 2.200 ca bệnh cúm, người dân cần thận trọng
Gia tăng bệnh nhận cúm mùa
Theo báo cáo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần (từ ngày 5 đến 11 tháng 3), trên địa bàn thành phố ghi nhận 6 ca bệnh sởi, nâng tổng số ca mắc sởi từ đầu năm đến nay lên 28 trường hợp. Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, thành phố cũng ghi nhận gần 2.200 ca bệnh cúm, 56 ca sốt xuất huyết, 17 ca tay chân miệng.
Riêng bệnh cúm, trên địa bàn thành phố mới chỉ ghi nhận các ca cúm mùa, chưa ghi nhận các trường hợp cúm nguy hiểm như: Cúm A/H5N6, cúm A/H7N9... Tuy nhiên, với thời tiết giao mùa xuân - hè như hiện nay, dịch bệnh cúm dễ gia tăng và lan rộng.
Theo TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc TTYT Dự phòng Hà Nội cho biết, Hà Nội là địa phương có nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh do là trung tâm đầu mối giao thông, dân số đông, di biến động lớn, vệ sinh môi trường còn hạn chế... đòi hỏi chính quyền các cấp cũng như ngành y tế phải có những giải pháp để chủ động phòng chống dịch bệnh.
Thời điểm này cũng đang là mùa lễ hội, nhu cầu đi lại của người dân và du khách tăng cao càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh trên người, nhất là với các bệnh như cúm, bệnh đường hô hấp, sởi, rubella, tiêu chảy, sốt xuất huyết, ho gà… Do đó, việc chủ động phòng, chống dịch bệnh có vai trò hết sức quan trọng.
TS Nguyễn Nhật Cảm cho biết, theo thống kê của ngành y tế số mắc cúm mùa từ đầu năm đến nay không tăng so với cùng kỳ năm 2017, tuy nhiên một số nơi số mắc có chiều hướng tăng hơn so với khu vực khác.
Để chủ động phòng chống, TTYT Dự phòng thành phố đã phối hợp với các đơn vị để tăng cường truyền thông bằng những biện pháp phòng bệnh cũng như khuyến cáo người dân khi có dấu hiệu nặng thì đến ngay các cơ sở y tế. Đặc biệt trong trường học, trung tâm phối hợp với ngành giáo dục phát hiện sớm những trường hợp đầu tiên để cách ly. Khuyến khích đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc gần. Với những chùm ca bệnh phải được bao vây, khoanh vùng, xử lý ngay để không lây lan thành những ổ dịch lớn hơn.

Người dân cần chủ động đưa trẻ tiêm vắc xin phòng bệnh cúm mùa. (Ảnh MT)
Tiêm vắc xin phòng bệnh
Theo tiến sĩ Ngũ Duy Nghĩa, Phó Trưởng khoa Dịch tễ (Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương) khuyến cáo, trong đời, một người có thể nhiễm cúm nhiều lần. Hơn 90% số ca mắc cúm mùa thường nhẹ và tự khỏi sau 7-10 ngày.
Các dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh cúm mùa như: Sốt cao trên 38 độ C, mệt mỏi kèm theo ho, viêm đau họng, chảy nước mũi, đau nhức cơ thể, có thể nôn mửa, tiêu chảy. Thời gian ủ bệnh từ 2-3 ngày, kết thúc trong vòng từ 5-7 ngày. Tuy nhiên, việc chăm sóc, giữ vệ sinh kém có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm vi khuẩn đường hô hấp như: phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Diễn tiến bệnh cúm có thể bất thường, không tự khỏi, gây nguy hiểm đến tính mạng khi người bệnh mắc những bệnh mãn tính về tim mạch như: Suy tim, bệnh phổi như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản, giãn phế quản, bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát, diễn tiến nặng hơn.
Theo Cục Y tế dự phòng bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm gây nên (thường là do các chủng virus cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C). Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc, tiếp xúc với các đồ vật bị nhiễm mầm bệnh… Bệnh xuất hiện quanh năm và thường tăng cao hơn vào mùa đông xuân.
Vì vậy, để chủ động phòng tránh sự lây lan bệnh cúm mùa cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, thường xuyên rửa tay sạch với xà bông, vệ sinh răng miệng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, giữ ấm cơ thể nhất là buổi sáng sớm khi trời lạnh, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm mùa và nên tiêm vắc xin cúm mùa mỗi năm.
CÚM MÙA GIA TĂNG MẠNH MÙA ĐÔNG XUÂN - CDC QUẢNG NINH KHUYẾN CÁO BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
Cúm mùa đang gia tăng nhanh chóng ở nhiều địa phương. Đặc biệt, khí hậu lạnh và thời tiết nồm ẩm như thời gian gần đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và lây nhiễm của vi rút cúm.
NGƯỜI DÂN ĐI TIÊM CHỦNG VẮC XIN PHÒNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM MÙA XUÂN HÈ TĂNG ĐỘT BIẾN
Từ đầu tháng 2/2025 đến nay, tại Phòng tiêm chủng vắc xin dịch vụ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh, ghi nhận số người đến tiêm vaccine phòng cúm, dẫn đến hiện tượng người dân phải xếp hàng chờ đợi.
Bộ Y tế thông tin về dịch bệnh lạ ở Congo
Ông Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, tổ chức WHO vừa có thông tin về dịch bệnh lạ ở CHDC Congo khiến nhiều người mắc và tử vong.
Bang Colorado của Mỹ cảnh báo nguy cơ lây lan virus Tây sông Nile
Bang Colorado, Mỹ xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Tây sông Nile ở người tại bang này trong năm nay là bệnh nhân ở hạt La Plata, tuy nhiên chính quyền không nêu thông tin chi tiết.
Hàn Quốc ghi nhận các ca mèo nhiễm virus cúm gia cầm độc lực cao H5N1
Bộ Nông nghiệp, thực phẩm và nông thôn cho biết người ta đã phát hiện những con mèo chết tại khu nuôi động vật ở Yongsan, Seoul, và các xét nghiệm xác nhận rằng hai trong số chúng chết vì virus H5N1.
WHO thông báo một trường hợp dương tính với MERS tại Abu Dhabi
WHO cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Abu Dhabi đã tiếp xúc với lạc đà một bướu - vật chủ chính mang virus MERS-CoV; Bộ Y tế UAE chưa phản hồi về thông tin này.
Bùng phát một dịch bệnh lạ ở Nigeria, nhiều trẻ em nhập viện
Hầu hết các bệnh nhân nhập viện là trẻ em từ 3-13 tuổi, có các triệu chứng như đau họng, nhức đầu, sốt, khó nuốt, khó thở cùng nhiều triệu chứng khác.
Mỹ phát triển thiết bị phát hiện virus SARS-CoV-2 trong vòng 5 phút
Thiết bị mới có thể được sử dụng trong các bệnh viện, trường học và khu vực công cộng để hỗ trợ phát hiện virus SARS-CoV-2 cũng như có thể theo dõi những loại virus đường hô hấp khác.
Số ca mắc hội chứng Guillain-Barre tại Peru tăng đột biến
Chính phủ Peru đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế quốc gia kéo dài 90 ngày, trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận bốn ca tử vong trong tổng cộng 165 ca mắc hội chứng Guillain-Barre.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025