Tự kỷ và tăng động có lẽ phổ biến hơn ta tưởng!
Chúng ta từng tin rằng tự kỉ và rối loạn tăng động thiếu tập trung (ADHD) không có nhiều điểm chung, nhưng các nghiên cứu mới đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục về sự tương đồng rõ rệt giữa hai rối loạn này.
Chắc chắn rối loạn phổ tự kỉ (ASD) và ADHD khác nhau ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, chúng có nhiều điểm chung quan trọng. Đó là cả hai đều là những rối loạn phát triển thần kinh phổ biến, có tính chất gia đình, và đặc trưng bởi các triệu chứng như khó chú ý và suy giảm tương tác xã hội.
Đáng nói, các nhà khoa học ngày càng nhận thấy, tự kỷ và ADHD thực sự xảy ra cùng nhau ở một tỷ lệ lớn các bệnh nhân.
Trong khi đó, trước đây, ngay cả khi thực tế có khoảng từ 30 – 80% bệnh nhân tự kỷ cũng bị tăng động, nhưng cho đến hai năm trước, Sổ tay thống kê và công cụ chẩn đoán các rối loạn tâm thần vẫn nói rằng một người không thể bị đồng thời cả hai rối loạn này.
Theo đó, các nhà khoa học đã phát hiện thêm những cơ chế não làm nền cho sự tương tác của hai rối loạn.
Trong một nghiên cứu mới được công bố, nhóm các nhà nghiên cứu Hà Lan và Thụy Sĩ đã phân tích hình ảnh MRI của hơn 500 người tình nguyện để xác định những cấu trúc não tham gia trong sự chồng lấn giữa tăng động ADHD và tự kỷ. Những phát hiện này cho thấy có thể dự đoán các đặc điểm tự kỷ ở người bị tăng động ADHD qua sự tương tác của một số vùng đóng vai trò trong hệ thống xử lý phần thưởng của não.
"Những người bị tăng động ADHD trong nghiên cứu của chúng tôi bị tăng khó khăn về hiểu biết xã hội và giảm hứng thú trong giao tiếp xã hội", Laurence O'Dwyer, một nhà thần kinh học tại Đại học Radboud ở Hà Lan và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. "Họ cũng biểu hiện tăng mức độ hành vi lặp đi lặp lại, cũng như sự phản kháng với thay đổi, có nghĩa là họ thích sự ổn định hoặc bất biến của thế giới xung quanh hơn".
Điều này phù hợp với những gì chúng ta biết về sự phổ biến của những nét tính cách kiểu tự kỷ ở những người không bị rối loạn này. Các triệu chứng tự kỷ không chỉ hay gặp hơn ở những người bị ADHD, mà còn ở những người sáng tạo và các nhà khoa học. Các triệu chứng ASD nhẹ dưới mức lâm sàng cũng có mặt ở người bình thường, tác giả của nghiên cứu lưu ý.
Có thể xác định tự kỷ, tăng động qua nhân đuôi trong não
Những bất thường trong xử lý phần thưởng - cách não xử lý mong muốn, phần thưởng và động lực - là chung cho cả bệnh tự kỷ và tăng động, và nghiên cứu mới hé mở một cái nhìn sâu hơn về cơ chế điều này diễn ra ở mức độ thần kinh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một vùng não cụ thể gọi là nhân đuôi - một khối chất xám, tham gia vào những việc như lập kế hoạch, định hướng cử động và hành vi hướng đích - có thể dự đoán mức độ của các nét tự kỷ ở bệnh nhân ADHD.
Nhưng nhân đuôi không hoạt động đơn độc để quyết định những nét tự kỷ. Nó tham gia trong tương tác phức tạp với một phần khác của não gọi là cầu nhạt (globus pallidus), tham gia vào các chức năng như điều hòa vận động tự chủ.
Cả hai cấu trúc đều nằm trong một vùng não gọi là thể vân, hoạt động như một hệ thống theo dõi về phần thưởng và đóng vai trò quan trọng trong lập kế hoạch, ra quyết định và động lực. Trong hệ thống này, nhân đuôi hướng dẫn việc lựa chọn các mục tiêu trong khi cầu nhạt cập nhật giá trị phần thưởng dựa trên kết quả của một hành động.
Hoạt động bất thường của chu trình trao thưởng của thể vân có thể dẫn đến giảm động lực đáp ứng với các tín hiệu xã hội, như âm thanh của giọng nói ai đó hoặc khi nhìn thấy một cái cau mày hoặc nụ cười. Điều này thường được thấy trong tự kỷ và cũng xảy ra trong các trường hợp ADHD.
Những phát hiện này cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng cân nghiêm túc nhìn nhận về sự chồng lấn giữa bệnh tự kỷ và ADHD nếu muốn hiểu rõ hơn cả hai rối loạn này.
"Các phát hiện đã nêu bật những vùng não cụ thể có tầm quan trọng trong việc dự đoán các nét tự kỷ ở những người bị ADHD," O'Dwyer nói. "Chúng tôi đang bắt đầu hiểu một số chu trình chung và những khác biệt giải phẫu cụ thể trong não nơi có sự chồng lấn giữa tự kỷ và ADHD và kiến thức này sẽ là thiết yếu cho sự phát triển những cách tiếp cận điều trị mới trong tương lai".
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025