Tuổi hậu thất thập, “chuyện ấy” có còn cần không?
Từ thực tế của xã hội Việt Nam hiện nay
Lấy chồng 80 tuổi vẫn mãn nguyện về “chuyện ấy”. Chị Đinh Thị Bảy, nữ sinh viên dân tộc Mường 31 tuổi, chia sẻ về cuộc sống riêng tư sau khi kết hôn và sinh con đẻ cái với người chồng đã ngoài 80 tuổi. Để trả lời câu hỏi “Còn chuyện tế nhị vợ chồng?”, chị thẳng thắn cho biết:
Tôi khẳng định là không hề có sự thiệt thòi trong chuyện chăn gối. Nếu mình muốn thì chồng vẫn đáp ứng được và ngược lại. Tôi nghĩ rằng sự hài hòa hay không cũng có một phần nguyên nhân từ người phụ nữ. Bởi nếu bạn cứ thích đòi hỏi, thích cái này, cái kia và không có tâm hồn thoải mái hay mặc cảm rồi mang mặc cảm ấy vào chuyện chăn gối thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ đạt được sự thỏa mãn.
Ảnh minh họa
Giờ đây chị đã có thêm bé Phúc 3 tuổi và bé Đức mới hơn 1 tuổi, với người chồng 80 tuổi hơn mình 52 tuổi.
Bí quyết giúp cụ ông sinh con ở tuổi 90
Cụ Thuận đã sang tuổi 90 khoe thằng bé bế trên tay là quý tử mới sinh được một năm mà ai gặp cũng sẽ bảo là... chắt của cụ. Cụ hóm hỉnh: “Giờ già rồi, tuần may ra gần gũi vợ chỉ được vài ba lần thôi”.
Năm 2004 vợ cụ qua đời, thọ 78 tuổi. Sau mấy kỳ giỗ vợ cũ đi qua rồi cụ gặp chị Nhung 40 tuổi, đã ly hôn. Và cuối năm 2010, họ cho ra đời một cu tí khôi ngô, tuấn tú, sinh ra nặng đến 3,4kg. Nhiều người chưa hết sửng sốt khi cụ cưới vợ ở cái tuổi xưa nay hiếm, giờ lại há hốc mồm ngạc nhiên khi cụ sinh con ở tuổi 90.
Đôi tình nhân 91 đã kết hôn và đại gia 74 lấy vợ tuổi teen+
Gần đây nhất là câu chuyện tình cảm động của hai cụ tuổi 91 ở Bến Tre bị con cái ngăn cản, nay với sự giúp sức của dư luận báo chí cũng như chính quyền và nhà thờ địa phương hai cụ đã được sống bên nhau. Và đám cưới của đại gia Lê Ân tuổi 74 với người yêu tuổi teen+ (20 tuổi) ở Vũng Tàu cũng cho thấy tình trạng tuổi trẻ kéo dài của người cao tuổi và quyền được sống hạnh phúc cả tinh thần lẫn thể xác của lứa tuổi hậu thất thập đang trẻ lại.
Cuộc tình giữa nhạc sư 77 tuổi & người tình 17 tuổi
Trong lịch sử âm nhạc thế giới, nhiều người yêu nhạc ghi nhớ mãi cuộc hôn nhân giữa nhạc sư Pablo Casals với cô học sinh của mình. Họ quen và yêu nhau khi “chàng” 77 tuổi và nàng 17 tuổi. Hôn lễ tiến hành năm 1957 khi chàng 80 và nàng 20.
"Chuyện ấy" có còn cần không?
“Chuyện ấy” giúp tăng cường trí nhớ ở người cao tuổi
Sinh hoạt tình dục thường xuyên khi về già là cách hiệu quả để tăng cường trí nhớ, theo các nhà khoa học thuộc Đại học Rostock (Đức). Các công trình nghiên cứu phát hiện rằng, những người duy trì đời sống tình dục tích cực sau độ tuổi nghỉ hưu ít bị nhầm lẫn và suy giảm trí nhớ hơn so với những người không sinh hoạt tình dục. Nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 170 người từ 63 - 75 tuổi. Kết quả, 57% số người ở độ đuổi 63 cho biết họ hài lòng với đời sống tình dục của mình, trong khi, tỉ lệ thỏa mãn với chuyện chăn gối ở độ tuổi 75 lên tới 70%. “Kết quả nghiên cứu cho thấy sống tích cực khi về già, bao gồm sự thỏa mãn về đời sống tình dục, giúp trí não của bạn luôn trẻ trung và linh hoạt”, theo tiến sĩ Peter Kropp, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết trên Daily Mail. Các nhà khoa học hy vọng nghiên cứu của họ sẽ giúp người cao tuổi thấy được rằng “chuyện ấy” không chỉ là có thể mà còn có lợi cho trí nhớ của họ. Đối với những cặp vợ chồng mất khả năng quan hệ, thì thỉnh thoảng những cử chỉ thân mật, như nắm tay nhau hay nhìn nhau tình tứ vẫn rất quan trọng với sức khỏe người già”.
“Chuyện ấy” giúp người già hạnh phúc hơn
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Adrienne Jackson và cộng sự thuộc trường đại học Cơ khí và Nông nghiệp Florida (Mỹ) thì những người già “giao ban” đều đặn có mức độ hạnh phúc cao hơn 50% so với những người ít quan hệ hoặc không sinh hoạt tình dục trong vòng ít nhất 1 năm. Nghiên cứu tiến hành với 238 người Mỹ đã kết hôn trên 65 tuổi cho thấy, khoảng 60% số người tham gia sinh hoạt hơn 1 lần/ tháng có mức độ hạnh phúc cao so với 40% những người không sinh hoạt tình dục trong vòng 1 năm. Một nghiên cứu khác thuộc Đại học California San Diego với nữ giới từ 60 - 89 tuổi cũng cho thấy những phụ nữ với cuộc sống tình dục tích cực có chất lượng cuộc sống tốt hơn và hạnh phúc hơn.
Lợi cho sức khỏe, tốt cho hôn nhân
Vợ chồng ân ái càng nhiều, cãi nhau càng ít. Các nghiên cứu tại Đại học Queens ở Mỹ đã phát hiện các cặp vợ chồng sau khi ân ái, trong khoảng thời gian 48 tiếng đồng hồ, rất ít khi cãi nhau.
Nghiên cứu “chuyện ấy” với người cao tuổi Việt Nam
Ngày 4/5/2012, Việt Nam công bố kết quả điều tra quốc gia đầu tiên về người cao tuổi (NCT). Cuộc điều tra này tiến hành trên 4.000 đối tượng ở độ tuổi từ 50 trở lên tại 12 tỉnh, thành phố trên 6 vùng miền cả nước. Nghiên cứu này cũng đề cập đến một vấn đề tế nhị là xu hướng tình dục trong nhóm NCT. Theo đó, tỉ lệ người cao tuổi có quan hệ tình dục trong vòng 6 tháng trước khi phỏng vấn là trên 50%. Tỉ lệ này là 71,8% ở nhóm NCT 50 - 59 tuổi, song bắt đầu giảm mạnh ở các nhóm lứa tuổi tiếp theo. Tuy nhiên, ở nhóm NCT trên 80 tuổi vẫn còn có khoảng 6% quan hệ tình dục trong vòng 6 tháng trước khi phỏng vấn.
Nhiều người hiện vẫn giữ quan điểm cho rằng việc người già mà vẫn còn muốn quan hệ là một điều đáng chê trách. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây là nhu cầu của mỗi người, không phải là điều gì đáng xấu hổ. Thực tế, nhiều phụ nữ lớn tuổi có thể vẫn còn ham muốn nhưng thường ngại quan hệ vì sợ bị đau, còn với đàn ông lớn tuổi thì đó là sự bất lực.
Hiện nay số người tuổi 70 đang tăng dần đòi hỏi xã hội cùng thế hệ con cháu phải tập làm quen tình yêu, hạnh phúc của tuổi thất thập để giúp ông bà cha mẹ khi về già còn tìm thấy được niềm vui sống với tuổi hoàng hôn của cuộc đời.
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Khám sức khỏe định kỳ: phát hiện sớm trầm cảm, rối loạn lo âu ở người cao tuổi
Trầm cảm và rối loạn lo âu là hai vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến, đặc biệt đáng chú ý ở nhóm người cao tuổi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 4-5% người trưởng thành trên toàn cầu đang chịu ảnh hưởng từ những rối loạn này. Đáng báo động, tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở nữ giới. Tuy nhiên, nhiều người cao tuổi thường coi nhẹ những triệu chứng này, cho rằng chúng là biểu hiện tự nhiên của tuổi già. Điều này dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám và điều trị, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe tổng thể, làm suy giảm chất lượng cuộc sống, thậm chí rút ngắn tuổi thọ.
Bệnh sa sút trí tuệ: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sa sút trí tuệ là một hội chứng được đặc trưng bởi sự suy giảm nhiều chức năng cao cấp của vỏ não mà không có rối loạn ý thức. Các triệu chứng này gây suy giảm và trở ngại đáng kể cho các hoạt động nghề nghiệp, xã hội và cả các hoạt động sống hàng ngày của người bệnh.
Tập thể dục cường độ cao có tốt cho người cao tuổi không?
Ai cũng biết rằng tập thể dục giúp ích cho cả cơ thể và trí óc, nhưng những bài tập cường độ cao ngắt quãng (HIIT) giúp tăng cường sức khoẻ não bộ lâu dài, tốt hơn hẳn so với những bài tập cường độ thấp ở những người cao tuổi.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
- Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh