Tuyệt đối không điều trị trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng tại nhà
![]() ![]() |
Bác sĩ Dương Văn Linh, Trưởng Khoa Khám bệnh - cấp cứu lưu, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, khám cho bệnh nhi. |
Bác sĩ Dương Văn Linh, Trưởng Khoa Khám bệnh - cấp cứu lưu, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, cho biết, hiện mỗi ngày khoa khám, điều trị cho từ 10-12 bệnh nhi mắc tay chân miệng. Đặc biệt là trong khoảng 10 ngày trở lại đây, số lượng bệnh nhi mắc tay chân miệng tăng lên nhiều. Trong đó đa phần các trường hợp đã ở mức độ 2 trở lên.
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi nhóm Enterovirus A, được phân thành các cấp độ 1, 2, 3, 4 tùy theo mức độ diễn biến nặng của bệnh. Trẻ bị mắc tay chân miệng độ 1 mới chỉ xuất hiện mụn nước ở miệng, tay, chân, có thể kèm sốt nhẹ, và có thể điều trị tại nhà. Song từ độ 2 trở đi, hệ thần kinh và tim mạch đã bị ảnh hưởng, trẻ có các biểu hiện như giật mình, sốt trên 39 độ C, thở gấp, đi lại loạng choạng và nhất định phải nhập viện, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng nặng như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.
Hiện tại, tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận các ca mắc bệnh tay chân miệng có xu hướng tăng hơn so với thời gian trước. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, toàn tỉnh ghi nhận 51 ca mắc tay chân miệng lâm sàng từ ngày 24/9 đến 6/10. Còn từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã có 325 ca mắc tay chân miệng, trong đó Hạ Long, Quảng Yên có số ca mắc nhiều. Tuy nhiên, tại Quảng Ninh bệnh tay chân miệng vẫn chưa bùng phát thành dịch, cũng chưa ghi nhận tử vong do mắc tay chân miệng.
![]() |
Trẻ được tiêm phòng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. |
Bác sĩ Ninh Văn Chủ, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, cho biết: Thời điểm tháng 9, 10, 11 là thời điểm giao mùa, điều kiện môi trường rất thuận lợi cho sự phát triển của vi rút, vi khuẩn, trong đó có bệnh tay chân miệng. Do vậy, các bậc phụ huynh phải hết sức chú ý chủ động phòng tránh bệnh cho trẻ, đồng thời cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu bệnh để tránh các biến chứng xảy ra.
Song song với đó, Trung tâm đã chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch nói chung và dịch tay chân miệng nói riêng ngay từ đầu năm. Ngành Y tế đã chỉ đạo các đơn vị y tế phối hợp với các cơ sở giáo dục trên địa bàn cũng sẵn sàng cho công tác phòng, chống dịch tay chân miệng. Hệ thống giám sát phát hiện ca dịch mới, xét nghiệm khẳng định được làm ngay tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để có định hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Hoá chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch luôn luôn được cấp đủ ngay tại các trạm y tế xã, phường để xử lý môi trường ngay khi có dịch.
![]() |
Dấu hiệu bệnh tay chân miệng. Ảnh minh họa |
Bác sĩ Ninh Văn Chủ cho biết thêm, cả nước đã có 6 trẻ em tại khu vực phía Nam tử vong do bệnh tay chân miệng. Trong đó đa số các bệnh nhân tay chân miệng tử vong là do không đến ngay cơ sở y tế khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh mà tự điều trị tại nhà (khám phòng khám tư nhân hoặc tự mua thuốc uống), khi trẻ có dấu hiệu chuyển bệnh nặng mới đưa đến các bệnh viện.
Do đó, người dân không nên chủ quan trước bệnh tay chân miệng. Khi phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh như sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông, các phụ huynh cần liên lạc với cơ sở y tế để được tư vấn và xử lý kịp thời. Cần đưa trẻ đi khám ngay nếu trẻ sốt cao không hạ, nôn nhiều hay tay chân lạnh, run tay run chân, thở mạnh… thì cần đưa trẻ khám ngay.
Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, người dân có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng các biện pháp vệ sinh thường xuyên và can thiệp y tế kịp thời khi các bệnh nhi có triệu chứng nghiêm trọng.
Để chủ động phòng chống dịch tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện 6 biện pháp dưới đây: 1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, cho trẻ ăn, trước khi bế (ẵm) trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ. 2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: Ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng. 3. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. 4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. 5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh. 6. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất. |
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025
Trong 02 ngày 20 – 21/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí tổ chức lớp tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025 tại đơn vị và các Trạm Y tế trực thuộc.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới