Ung thư gan VN xếp thứ 4 thế giới, những cách chữa mới nhất bệnh nhân cần biết
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2018, ung thư gan là một trong 5 loại ung thư gây tử vong hàng đầu với gần 800.000 ca tử vong mỗi năm.
Tại Việt Nam, tỉ lệ mắc ung thư gan tăng rất nhanh trong vòng 20 năm qua. Năm 2000, số ca mắc mới ung thư gan tại nước ta chỉ có 5.700 ca, sau đó tăng lên 9.400 ca năm 2010.
Đến năm 2018, số ca mắc mới đã tăng lên trên 25.000 ca, xếp vị trí thứ 4/185 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó riêng nam giới chiếm hơn 19.500 ca.
Tại Việt Nam, sau nhiều năm đứng ở vị trí thứ 2, hiện ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi, vươn lên vị trí số 1 về tỉ lệ mắc mới.
Việt Nam xếp thứ 4 trên bảng đồ mắc ung thư gan của thế giới |
Về tỉ lệ tử vong do ung thư gan, Việt Nam tiếp tục đứng thứ 4 với tỉ lệ 23,2/100.000 dân, sau Mông Cổ, Ai Cập và Gambia.
Đáng lưu ý, số ca tử vong vì ung thư gan tại nước ta tương đương với ca mắc mới, cho thấy tỉ lệ chữa khỏi căn bệnh này rất thấp.
GS Trần Văn Thuấn, Giám đốc BV K lý giải, sở dĩ tỉ lệ tỉ vong ung thư gan lớn do có tới 80-90% bệnh nhân đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, lúc này các biện pháp can thiệp, điều trị rất hạn chế. Trong khi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng điều trị rất tốt.
Để điều trị ung thư gan, GS Thuấn cho biết ngoài các phương pháp truyền thống như phẫu thuật, xạ trị, hoá trị, dùng thuốc nhắm trúng đích, hiện có thêm các phương pháp nút mạch, đốt sóng cao tần, đốt u bằng vi sóng, điện đông, tiêm cồn tuyệt đối qua da, ghép gan...
Việc lựa chọn phương pháp điều trị tùy thuộc vào vị trí, kích thước, giai đoạn của bệnh cũng như các bệnh lý kèm theo. Với ung thư biểu mô tế bào gan, phẫu thuật là ưu tiên lựa chọn hàng đầu vì giúp lấy bỏ được khối u, tuy nhiên chỉ có khoảng 1/3 số bệnh nhân tại thời điểm chẩn đoán ban đầu có thể phẫu thuật.
Triệt khối u bằng sóng
GS Thuấn cho biết, vài năm trở lại đây, một số cơ sở y tế lớn áp dụng phương pháp đốt u gan bằng vi sóng (sóng viba). Các sóng được sử dụng đốt u có phổ năng lượng từ 300 MHz đến 300 GHz. Tại BV K, cũng bắt đầu triển khai phương pháp này từ đầu tháng 3/2019.
Đây là kĩ thuật tiên tiến, an toàn cho người bệnh, xâm lấn tối thiểu. Theo đó, bác sĩ sẽ dùng năng lượng vi sóng truyền qua kim điện cực để phá huỷ khối u tại chỗ do nhiệt độ vùng đốt cao, ít bị tản nhiệt, không hoá than quanh kim đốt, bác sĩ có thể tiên đoán được vùng đốt, cho hiệu quả tương đương phẫu thuật mở cắt u.
Do không phải phẫu thuật nên bệnh nhân hồi phục rất nhanh, thường chỉ phải nằm viện 1 ngày thay vì phải nằm viện ít nhất 1 tuần như mổ mở trước đây. Chi phí cũng rất rẻ, chỉ khoảng 10 triệu đồng. Khác với mổ mở, khi đốt bằng sóng viba, bệnh nhân có thể thực hiện nhiều lần.
Phương pháp này có hiệu quả với những trường hợp ung thư biểu mô tế bào gan (chiếm 80% các ca ung thư gan) hoặc các khối u di căn tại gan. Tất cả những trường hợp có khối u gan dưới 6 cm hoặc 3 khối u có đường kính dưới 3 cm hay các tổn thương gần mạch máu đều có thể áp dụng.
Tương tự, nhiều nơi cũng đang áp dụng phương pháp đốt khối u tại chỗ bằng sóng cao tần RFA (Radio Frequency Ablation), áp dụng với những khối u dưới 5 cm hoặc 3 khối u có kích thước nhỏ hơn 3 cm.
Để thực hiện, bác sĩ sử dụng máy siêu âm đầu dò cong để siêu âm gan, mật, xác định vị trí khối u rồi dùng kim đặc trị để đốt hủy u. Thời gian thực hiện từ 15 - 40 phút tùy từng trường hợp cụ thể.
Với phương pháp này, ở mức nhiệt khoảng 50 độ C, mô biến đối không thể phục hồi, nhiệt độ từ 50-60 độ C sẽ đông vón protein và chết tế bào ung thư trong vài phút, nhiệt độ trên 60 độ C sẽ khiến tế bào chết ngay lập tức.
Nút mạch khối u gan bằng hóa chất (TACE)
Đây là phương pháp đã được nhiều nơi sử dụng, thường áp dụng cho các trường hợp khối u lớn không thể phẫu thuật, các vị trí mổ khó hoặc trường hợp bệnh nhân có bệnh lý nặng kèm theo.
Hình ảnh trước khi can thiệp (ảnh trái) và sau khi nút mạch khối u |
Để thực hiện, bác sĩ đặt ống thông từ động mạch đùi luồn vào các nhánh động mạch nuôi khối u, bơm dung dịch Lipiodol và hoá chất, gây tắc các mạch máu nuôi khối u.
Toàn bộ quá trình này mất khoảng 2-3 giờ, được thực hiện trong phòng chụp mạch nên bác sĩ sẽ nhìn rõ các nhánh mạch máu đi vào khối u để can thiệp chính xác.
Phương pháp này sẽ khiến khối u gan bị tiêu diệt bởi 2 cơ chế: Do tác động trực tiếp của hóa chất và do thiếu máu nuôi dưỡng, từ đó giảm kích cỡ, giúp người bệnh cải thiện sức khoẻ.
Sau khi khối u thu nhỏ, bệnh nhân có thể được thực hiện đốt sóng cao tần, sóng viba để diệt khối u.
Tuy nhiên phương pháp này cũng có nhược điểm là không hoàn toàn triệt để và thường làm nhiều lần, có thể gây suy giảm chức năng gan và cũng có nguy cơ tác dụng phụ toàn thân do hóa chất.
Điều trị ung thư gan bằng hạt vi cầu phóng xạ
Phương pháp này còn có tên gọi khác là hoá tắc mạch vi cầu. Bác sĩ sẽ đưa trực tiếp hạt vi cầu phóng xạ YTTRIUM-90 (Y-90) vào động mạch nuôi khối u gan của bệnh nhân. Các hạt vi cầu phóng xạ sẽ đi theo các nhánh động mạch nhỏ và phân bố khắp trong khối u, làm tắc các mạch máu nuôi khối u gan.
Ngoài ra, bức xạ với mức năng lượng thấp do Y-90 phát ra có quãng chạy trong tổ chức ngắn sẽ tiêu diệt chọn lọc các tế bào ung thư, làm xơ hóa các mạch máu nuôi khối u.
Phương pháp này về bản chất là phương pháp hoá tắc mạch cải tiến, vừa mang hoá chất vào khối u gan, vừa gây tắc mạch máu nuôi khối u. Kết quả, làm giảm thể tích khối u hoặc tiêu diệt khối u trong gan mà ảnh hưởng rất ít đến tổ chức lành xung quanh. Hiện BV Bạch Mai, BV 108 đang triển khai kĩ thuật này.
Ghép gan
Ghép gan là phương pháp mang lại hiệu quả cao đối với những bệnh nhân mắc ung thư gan. Tuy nhiên điểm khó khăn của phương pháp này là hạn chế về nguồn hiến và chi phí rất cao, khoảng 1,2 tỉ đồng/ca ghép gan.
Tại Việt Nam, các BV lớn như Việt Đức, Chợ Rẫy đã thực hiện thường quy các ca ghép gan. Trong đó BV Việt Đức mới ghép được hơn 60 ca (chiếm 50% các ca ghép gan cả nước) do khan hiếm nguồn tạng hiến. Con số này mới chỉ chiếm 10-15% nhu cầu ghép gan.
Ghép gan cũng có thể gặp một số biến chứng liên quan đến thải ghép, nhiễm trùng do dùng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép, tăng huyết áp, cholesterol máu cao, đái tháo đường, suy thận…
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh