Ung thư rình rập vì tranh thêu chữ thập
![]() |
Ảnh minh họa. |
Từ khi mua một bức tranh chữ thập về thêu, chị Đinh Thị Tình (Cầu Giấy, Hà Nội) như bị “thôi miên”. Chị chăm chỉ thêu tranh mọi lúc mọi nơi và những đường kim mũi chỉ đó khiến chị cảm thấy vô cùng thoải mái. Chị bỏ cả giấc ngủ trưa và thời gian tập thể dục cuối ngày chỉ để ở nhà vuốt ve, thêu thùa từng góc của bức tranh rộng lớn. Kết quả là sau mấy tháng vất vả, bức tranh chữ thập dài khoảng 1m8 với mức giá 650.000 đồng đang được chị hoàn thiện ở những công đoạn cuối, chuẩn bị mua khung về treo. Chị cũng cho biết mình vừa mua thêm một bức tranh khác dài chừng 1m5, giá 470.000 đồng để tiếp nối niềm đam mê thêu thùa.
Không chỉ chị Tình, rất nhiều chị em phụ nữ đang “phát sốt” bởi trào lưu thêu tranh chữ thập này. Từ các bạn học sinh, sinh viên cho tới các bà nội trợ, người bán hàng đều bị sức hút của loại tranh này hấp dẫn. Và khi đã “mê”, họ sẵn sàng gác hết lại một số công việc không quan trọng để cả ngày được mặc sức thêu thùa mà không biết rằng việc mua các loại mẫu tranh thêu không rõ nguồn gốc xuất xứ có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình.
Theo khảo sát của chúng tôi, nhằm đáp ứng cơn sốt của các chị em, các cửa hàng bày bán mẫu thêu tranh chữ thập mọc lên ngày càng nhiều. Tùy vào kích cỡ của bức tranh mà giá thành khác nhau. Mỗi bức tranh chữ thập khi được bán sẽ kèm một số lượng chỉ thêu được tính toán sao cho vừa đủ để hoàn thiện bức tranh. Để đáp ứng cho những chị em thêu quá tốn chỉ, đa số các cửa hàng còn bán riêng chỉ thêu.
Thông thường, chỉ thêu tranh chữ thập có khỏang hơn 400 mã mầu chỉ với các màu sắc đậm nhạt khác nhau. Có loại chỉ sợ dài 1.3m được bán với giá 900 đồng/tép; có loại kích thước 8m, giá 5.000 – 6.000 đồng/tép; có cửa hàng lớn đổ buôn với giá 100.000 đồng/hộp/12 tép và giá bán lẻ là 8.500 đồng/tép. Một số cửa hàng còn đưa ra chương trình khuyến mãi tặng kèm nhiều món quà hấp dẫn như: bút chấm cho tranh trắng, kéo cắt chỉ gỡ chỉ, phun kim tuyến miễn phí, đóng khung tranh giá ưu đãi… hoặc cung cấp chỉ thêu dưới 2 hình thức: chỉ bán theo bộ (đóng thành tép nhỏ, trong hộp), chỉ bán theo kilogam (cuộn – khách hàng có thể mua tới hàng tạ).
Có hai loại vải chính dùng để thêu chữ thập là vải aida và vải evenweave (vải thô). Phổ biến hơn hẳn là vải aida. Về chất liệu aida cũng có nhiều loại: aida bằng nhựa còn gọi là plastic canvas (PC), aida bằng vải cotton (Delight. Tùy từng cửa hàng mà mức giá vải cũng chênh lệch khác nhau.
Các chuyên gia về dệt may khuyến cáo, thuốc nhuộm màu azo và formandehyt thường có trong vải thêu, chỉ thêu được xem là chất có nguy cơ gây ung thư, dị ứng cho người sử dụng. Đây là hai chất phải được kiểm tra ngặt khi đưa vào sử dụng đối với sản phẩm dệt may. Các bộ tranh thêu chữ thập, vải thêu, chỉ thêu hiện được bày bán tràn lan song thực tế các loại tranh thêu và chỉ thêu này chưa được kiểm định chất lượng khi nhập vào Việt Nam. Do đó, việc chị em thường xuyên tiếp xúc với chỉ thêu, mút chỉ khi thêu sẽ ẩn chứa nhiều nguy cơ không tốt cho sức khỏe.
Các chuyên gia khuyến cáo, khi thêu, chị em nên cẩn thận, không nên mút hay vuốt chỉ khi thêu. Thêu tranh xong nên rửa tay bằng xà phòng trước khi bắt đầu một công việc khác.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Để cho đi là còn mãi
Tháng 4 vừa qua, tại Quảng Ninh, một ca hiến tạng từ người cho chết não, anh Dương Minh Đức, đã trao cơ hội sống mới cho 7 người, trong đó có 2 trường hợp trẻ em. Từ câu chuyện nhân văn của anh Đức, tình yêu thương, sự sẻ chia đã được lan toả rộng khắp, không chỉ tại Quảng Ninh mà còn trong cả nước. Nhiều người, trong có cả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đã tự nguyện đăng ký tham gia hiến tạng, để “Cho đi là còn mãi”.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)