Uống thuốc giờ nào tốt nhất?
Ngày càng có nhiều chuyên gia sức khỏe khẳng định, việc uống thuốc đúng giờ còn quan trọng hơn các bệnh nhân nghĩ, đặc biệt đối với những bệnh như viêm khớp, loãng xương và ợ nóng. Theo họ, thời điểm bạn uống thuốc có ảnh hưởng đáng kể đến tính hiệu quả cũng như cách thức chúng bảo vệ bạn.
Đối với từng loại bệnh khác nhau, lời khuyên của các chuyên gia về thời điểm nên uống thuốc như sau:
Áp huyết cao
Uống thuốc điều chỉnh huyết áp vào ban đêm có thể kiểm soát chứng tăng huyết áp của bạn tốt hơn và giúp giảm đáng kể nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ, theo nghiên cứu công bố hồi năm ngoái của các nhà khoa học Tây Ban Nha. Sau 5 năm nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện, ở người khỏe mạnh, áp huyết giảm 10% – 20% vào ban đêm. Những người mà huyết áp không giảm như vậy nhiều khả năng sẽ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
“Nghiên cứu này khẳng định, huyết áp lúc đi ngủ là dấu hiệu có ý nghĩa nhất giúp dự đoán nguy cơ tim mạch. Để giảm huyết áp lúc ngủ, tốt nhất bạn nên uống thuốc vào ban đêm”, Ramon Hermida, người đứng đầu cuộc nghiên cứu nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Hermida nói, những người hiện đang uống thuốc huyết áp vào buổi sáng không nên tự ý chuyển sang uống thuốc vào ban đêm mà không hỏi ý kiến của bác sĩ. Lí do là vẫn có nguy cơ xảy ra chứng giảm huyết áp ban đêm (huyết áp thấp bất thường) – một trong những yếu tố có thể dẫn tới đột quỵ.
Viêm khớp
Các bệnh nhân viêm khớp mãn tính thường cảm thấy đau nhức các khớp nghiêm trọng nhất vào buổi chiều, theo một nghiên cứu mới đây của Đại học Kỹ thuật Texas. Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, thời điểm tốt nhất để uống thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen là từ sáng tới giữa trưa (để thuốc có thể phát huy tối đa tác dụng khi bắt đầu có các triệu chứng).
Họ cũng phát hiện, các bệnh nhân viêm khớp mãn tính tăng dần nhìn chung bị đau nặng nhất vào buổi sáng, do đó uống thuốc giảm đau ngay sau bữa tối có thể là cách tốt nhất để ngăn chặn cơn đau tiến triển qua đêm.
Cholesteron cao
Các chuyên gia khuyên bạn nên uống thuốc giảm cholesterol vào giờ đi ngủ buổi tối thay vì buổi sáng sớm. Nghiên cứu tại trường Đại học Sunderland cho thấy, những bệnh nhân uống thuốc simvastatin – một trong những loại thuốc hạ cholesterol phổ biến nhất - khi chuyển từ buổi tối sang buổi sáng thì có nồng độ LDL cholesterol “xấu” trong máu tăng đột biến.
Một nghiên cứu khác công bố năm 2008 hé lộ rằng, uống một loại thuốc chống cholesteron phổ biến khác atorvastatin (tên thương mại là Lipitor) vào buổi tối tốt hơn vào buổi sáng.
Các chuyên gia lý giải rằng, điều này là do hầu hết cholesterol được sản sinh vào ban đêm, khi chúng ta không ăn uống.
Suy giáp (tuyến giáp kém hoạt động)
Hầu hết các thuốc điều trị tuyến giáp chứa levothyroxine, phiên bản nhân tạo của hoóc môn tuyến giáp T4. Thông thường, để phát huy tác dụng, hoóc môn T4 trước tiên cần phải được chuyển đổi thành dạng hoạt động của hoóc môn tuyến giáp T3. Quá trình này mất rất nhiều thời gian trong cơ thể bệnh nhân.
Theo truyền thống, nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân nên uống thuốc điều trị tuyến giáp đầu tiên vào buổi sáng là tốt nhất. Tuy nhiên, 2 nghiên cứu mới của các nhà khoa học Hà Lan phát hiện, uống những loại thuốc này vào giờ đi ngủ buổi tối sẽ cho kết quả “tập trung hoóc môn tuyến giáp cao hơn”. Các nhà nghiên cứu lý giải rằng, do đường ruột hoạt động chậm chạp hơn vào buổi tối nên các viên levothyroxine mất nhiều thời gian hơn để di chuyển qua hệ thống đường ruột, giúp thuốc ngấm tốt hơn vào vách ruột.
Các nghiên cứu khác cho thấy, bí quyết trị bệnh là uống thuốc tuyến giáp luôn cùng một thời điểm mỗi ngày. Để đảm bảo việc hấp thụ nhanh, các bác sĩ cũng khuyên bệnh nhân tránh bổ sung can xi và sắt, các thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao, chất làm giảm độ axit trong dạ dày và chất chống suy nhước ít nhất 2 tiếng sau khi uống thuốc tuyến giáp.
Bệnh tim mạch
Người ta phát hiện, nhồi máu cơ tim và đột quỵ có nguy cơ xảy ra vào buổi sáng cao gấp 3 lần những thời điểm khác trong ngày, nhưng đến nay vẫn chưa có lý giải rõ ràng về việc tại sao lại như vậy. Tuy nhiên, nghiên cứu mới công bố hồi tháng trước của Trường Dược thuộc Đại học Case Western Reserve ở Ohio đã nhận diện một protein có tên KLF15 đóng vai trò quyết định trong việc điều khiển nhịp tim.
Nhóm nghiên cứu đã phát hiện mức độ tăng và giảm của protein này trong chu kỳ 24 tiếng đồng hồ. Nhịp tim ở mức thấp nhất từ 6 giờ sáng tới trưa. “Khi thời gian giữa các nhịp tim chậm xuống, nó khiến trái tim nhiều khả năng loạn nhịp hơn,tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim”, giáo sư Mukesh Jain, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.
Theo giáo sư Jain, điều đó có nghĩa là, bạn có thể tối đa hóa tác dụng của thuốc điều trị tim mạch nếu uống nó đầu tiên vào buổi sáng. “Bạn nên nằm trên giường và uống thuốc, sau đó mới dậy”, ông Jain nói thêm.
Ợ nóng
Lời khuyên chung cho việc uống thuốc ức chế bơm proton (PPI – thuốc kìm hãm việc sản sinh axít) 30 phút trước bữa ăn đầu tiên trong ngày. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Kansas (Mỹ) phát hiện, thuốc PPI sẽ hiệu quả hơn trong việc chống axít trào ngược nếu được uống vào buổi tối. Hơn 70% bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản uống loại thuốc PPI phổ biến là rabeprazole vào buổi chiều hoặc tối cảm thấy các triệu chứng bệnh của họ thuyên giảm, trong khi chỉ có 42% bệnh nhân cảm nhận được điều này nếu uống thuốc vào buổi sáng.
Nhóm nghiên cứu lý giải, kết quả trên có thể do thuốc phát huy tác dụng suốt đêm, khi chứng ợ nóng có thể trầm trọng hơn khi người bệnh nằm. Họ kết luận, thời điểm hữu ích nhất để người bệnh uống thuốc là trước bữa tối, đặc biệt là đối với những người bị ợ nóng vào ban đêm.
Dẫu vậy, Marcus Harbord, chuyên gia về dạ dày – ruột tại bệnh viện Chelsea và Westminster, đề xuất nên chia đơn thuốc điều trị hàng ngày theo tỉ lệ một nửa uống vào buổi sáng và một nửa uống vào buổi tối nhằm loại bỏ các triệu chứng bệnh vào mọi thời điểm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư và Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 06/01/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025; Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Công văn số 3721/UBND-VHXH ngày 27/12/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 43-CT/TU ngày 25/12/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025; Kế hoạch số 169/KH-BCĐLNATTP ngày 31/12/2024 của Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP tỉnh triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa Lễ hội Xuân 2025; Kế hoạch số 300/KH-UBND ngày 26/12/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Tổ chức các hoạt động Tết Ất Tỵ năm 2025.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Phòng, chống bệnh tay chân miệng, ngăn ngừa ca mắc mới
Hiện nay, bệnh tay chân miệng (TCM) đang gia tăng ở nhiều địa phương. Đây là một bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ nhỏ và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trước tình hình này, việc nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng chống hiệu quả là vô cùng cấp thiết, nhằm bảo vệ sức khỏe của trẻ em và kiểm soát dịch bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030