Ưu điểm của các sản phẩm thuốc có nguồn gốc tự nhiên
Phải chăng, nhờ có nguồn gốc tự nhiên, cơ thể sống nói chung, con người nói riêng dễ dung nạp và hòa hợp và có những ưu điểm riêng. Chúng tôi nhận thấy thuốc có nguồn gốc tự nhiên có một số ưu điểm sau:
Hiệu quả đáng tin cậy, bền vững, ít tác dụng không mong muốn
Hầu hết các vị thuốc YHCT đã được sử dụng hàng trăm, hàng nghìn năm; được trải nghiệm lâu đời (Tuyển tập phương thang của Trung Quốc gồm > 15.000, Việt Nam > 10.000 bài thuốc Đông Tây kim cổ), được ghi lại hàng mấy trăm năm TCN. Ngoài những vị thuốc thông dụng nhiều người biết như nhân sâm, nấm linh chi, lộc nhung, ba kích, hoàng kỳ…, phần lớn các bài thuốc cổ (cổ phương) đã được sàng lọc, thử thách khắc nghiệt qua nhiều thế hệ. Một số bài thuốc độc hại, thiếu an toàn, có nhiều tác dụng không mong muốn đã bị đào thải hoặc hiếm khi sử dụng.
Hầu hết các bài thuốc không chỉ chữa bệnh mà còn có tác dụng toàn thân; không chỉ chữa bệnh mà chữa người bệnh nhằm cân bằng lại âm dương (giữa vật chât và chức năng của bộ máy cơ thể). Chữa một bệnh mà khỏi luôn một số bệnh kèm theo hay nói cách khác là chữa “người bệnh”). Ngoài sở trường chữa bệnh mạn tính, một số thuốc YHCT chữa được bệnh cấp tính, bệnh nan y có hiệu quả cao. Nhiều bài thuốc gia truyền có tác dụng huyền diệu mà thành tựu khoa học hiện nay chưa giải thích được. Chính vì vậy, WHO đã định nghĩa: “Toàn bộ những kiến thức, kỹ năng vốn xuất phát từ những nền văn hóa khác nhau, dù được chứng minh hay chưa được chứng minh nhưng có tác dụng trong phòng và chữa bệnh cho con người đó là YHCT”.
Một xu hướng khá rõ là khi nền hóa dược phát triển, với những thành tựu khổng lồ, nhưng cùng gắn liền nhiều bất cập, người ta có xu hướng quay lại với tự nhiên. Phải chăng chính vì vậy, dù mỗi nước đều có nền YHCT của mình, nhưng các nước phương Tây, các nước phát triển đều mong muốn có nền YHCT phát triển như phương Đông. Dưới hình thức thực phẩm chức năng được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên đến nay cũng đang nở rộ.
Có sẵn trong thiên nhiên:
Các cây, con và khoáng vật làm thuốc có trong tự nhiên, nhất là Việt Nam thuộc vùng khí hậu gió mùa rất phong phú. Ngoài kiến thức được đào tạo theo YHCT, các kinh nghiệm, các bài thuốc gia truyền trong dân gian, các vùng dân tộc, miền núi đang lưu truyền có ý nghĩa to lớn trong chăm sóc sức khỏe ban đầu: Thầy tại chỗ, thuốc tại chỗ.
Nhờ nền YHCT phát triển nên việc sử dụng phương pháp điều trị bằng YHCT thấp hàng chục lần so với các nước phát triển.
Nhược điểm:
1. Ít thuốc tác động nhanh và mạnh.
Ngoài một số vị thuốc tác động nhanh được dùng trong cấp cứu như: nhân sâm, quế nhục, phụ tử chế…; một số vị độc dược như mã tiền, hoàng nàn, cà độc dược…; một số bài thuốc, dạng thuốc như: sâm phụ thang, lục thần hoàn, lục thần thủy, an cung ngưu hoàng hoàn, tử tuyết đan, tô hợp hương hoàn…là quá ít ỏi so với hóa dược và không đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
2. Đòi hỏi thầy thuốc sử dụng phải được đào tạo theo chuyên ngành.
Muốn sử dụng tốt thuốc YHCT, thầy thuốc nhất thiết phải có kiến thức về y lý, y thuật và tính năng dược vật YHCT. Trên cơ sở đó mới sử dụng đúng, có hiệu quả, an toàn về thuốc YHCT. Do thuốc có nguồn gốc tự nhiên ít có tác dụng mãnh liệt, dễ dung nạp, nên trong thực tế có khá nhiều thầy thuốc tự phát, không qua đào tạo hoặc hiểu biết nông cạn vẫn tồn tại việc hành nghề chữa bệnh. Những thầy thuốc chỉ uyên thâm về YHCT thường có tâm lý thì bài xích về YHHĐ; ngược lại người chỉ giỏi về YHHĐ thì chê bai YHCT. Chỉ những người uyên thâm về YHCT và hiểu biết rộng về YHHĐ là có thể kết hợp nhuần nhuyễn YHCT với YHHĐ, mang lại hiệu quả khám chữa bệnh tốt nhất cho cộng đồng, giúp người bệnh thụ hưởng ưu điểm của cả hai nên y học.
3. Nhiều cơ chế tác dụng của thuốc có nguồn gốc tự nhiên chưa được làm sáng tỏ bằng thành tựu Y học hiện đại (YHHĐ). Nghiên cứu khoa học là cơ sở then chốt trong phát huy, phát triển YHCT. Ví dụ: Cao hổ chữa đau khớp, chống lão hóa bởi muối selen tự nhiên; nhưng selen dạng này có trong nhiều dược liệu thực vật. Nên nghiên cứu thay thế để bảo vệ loài hổ hiệu quả hơn. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, tính thuyết phục chưa cao; xuất khẩu tới các nước tiên tiến gặp khó khăn. Ngoài ra các nhược điểm khác như: Hình thức chưa đẹp, khối lượng dùng còn nhiều; bảo quản vận chuyển chưa thuận tiện.
4. Chưa tự chủ được nguồn cung ứng; chưa kiểm soát được chất lượng:
Đến nay, phần lớn thuốc YHCT (75 – 80%) còn phải nhập ngoại qua đường tiểu ngạch, do vậy chưa chủ động được cung ứng, giá cả. Khối lượng tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn / năm trong điều kiện kiểm nghiệm không xuể, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích trưởng, hàm lượng kim loại nặng…chưa thể xác định và kiểm soát chặt chẽ. Nhiều người làm nghề kinh doanh dược liệu, thuốc YHCT chưa qua đào tạo cũng là bất cập không nhỏ trong xã hội hiện nay. Hy vọng trong tương lai sẽ có giải pháp quản lý hiệu quả.
Chúng tôi cho rằng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, phương pháp sử dụng cổ truyền có một số ưu điểm mà thuốc hóa dược không có được. Có nhà khoa kể lại rằng: ở Nhật bản đã chiết ly vị bài thuốc cổ phương chữa ho “Tiểu thanh long thang”, nhận xét ban đầu tác dụng bài thuốc nhờ hoạt chất của vị bán hạ có tác dụng, nhưng khi sản xuất hóa chất cùng công thức ứng dụng trên lâm sàng không có hiệu quả, trộn các hoạt chất đã ly vị hiệu quả chữa bệnh thấp. Chỉ khi chiết chung 8 vị thuốc của bài thuốc nêu trên đã thu kết quả chữa bệnh cao nhất. Trung Quốc là nước có nền công nghiệp hóa dược phát triển, tuy nhiên dạng sử dụng thuốc thang sắc vẫn rất phổ biến. Vì vậy chúng tôi cho rằng: Ngành dược đứng trước thách thức: Làm sao hiện đại hóa thuốc YHCT, đồng thời giữ được bản sắc và tính ưu việt tránh Tây y hóa, xóa bỏ bản sắc YHCT.
Để thừa kế, phát huy, phát triển YHCT, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa phi vật thể của dân tộc, chúng tôi cho rằng cần đào tạo nhiều hơn nữa thế hệ thầy thuốc có kiến thức sâu rộng về cả hai nên y học: YHCT và YHHĐ. Về thuốc YHCT cần có giải pháp hiệu quả trong quản lý, phát triển chất lượng thuốc YHCT như: Xây dựng hiệp định xuất nhập khẩu thuốc YHCT; kiểm soát chất lượng; phát triển nguồn dược liệu sạch (GAP); phát triển công nghiệp dược YHCT; thực phẩm chức năng và thuốc YHCT có giao thoa lớn; Thực hiện tốt kết hợp YHCT với YHHĐ.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh