Vắc xin Quinvaxem không liên quan các ca tử vong
![Vắc xin Quinvaxem không liên quan các ca tử vong](http://dantri4.vcmedia.vn/UBVprzsccccccccccccL/Image/2013/03/tiemphong1-24ef8-06a0d.jpg)
Bên lề Hội nghị Triển khai công tác y tế dự phòng diễn ra ngày 25/3 tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, hiện phải chờ kết luận của Hội đồng khoa học về trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin ở Đà Lạt. Còn đến nay, các ca phản ứng sau tiêm dẫn đến tử vong tại Việt Nam không có bằng chứng về chất lượng của vắc xin.
Trước nghi ngại, tỷ lệ liên quan tai biến tiêm chủng của Việt Nam có cao hơn thế giới, TS Hiển khẳng định, trước khi Việt Nam nhận tài trợ vắc xin Quinvaxem để đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, cơ quan chức năng đã nghiên cứu tỉ lệ gặp tai biến của các nước đang sử dụng vắc xin này. Theo đó, tỉ lệ tai biến do vắc xin này là rất thấp, là những phản ứng trùng hợp ngẫu nhiên.
Theo WHO, vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem phối hợp phòng ngừa vi-rút bạch hầu, uốn ván, Hib oligosaccharide (Haemophilus influenzae), viêm gan B và một loại vi-rút B ho gà bất hoạt (đã được xử lý nhiệt hoặc suy yếu) hiện đang được phân phối tại Ấn Độ đã gây tử vong cho ít nhất 5 trẻ tại Sri Lanka, 8 trẻ tại Bhutan và ít nhất 3 trẻ tại Pakistan.
Chính quyền Sri Lanka đã thu hồi lô vắc-xin vào năm 2008 “sau khi ghi nhận 25 trường hợp có phản ứng phụ gây hại nghiêm trọng trong đó có 5 ca tử vong và Bhutan đã ngừng việc sử dụng loại vắc-xin này sau 2 tháng đưa vào sử dụng trong tháng 7/2009 sau khi xảy ra 8 ca tử vong”. Tuy nhiên, gần đây Sri Lanka lại tiếp tục sử dụng Quinvaxem sau khi một nhóm chuyên gia của WHO đã điều tra các sự việc và tuyên bố rằng loại vắc-xin này “không chắc” là nguyên nhân gây ra các ca tử vong.
Hùng Cường Theo vaccineresistancemovemen |
Ông Hiển cho biết, tại Việt Nam, cơ quan chức năng đã nhận được Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), của các công ty vắc xin, người ta thống kê trên toàn cầu về các ca phản ứng này. Theo đó, người ta tiến hành điều tra tất cả các khía cạnh có liên quan đến phản ứng sau tiêm, gồm: quy trình từ sản xuất đến kiểm định, vận chuyển, bảo quản, kiểm định, vấn đề kỹ thuật tiêm… đối chiếu các bảng kiểm đó thì không có vấn đề gì, không có một sai phạm gì liên quan đến các quy trình này. Tất cả các khía cạnh liên quan đó được điều tra theo một quy trình bài bản. Hội đồng khoa học khi học xem xét tất cả những yếu tố liên quan và khẳng định không có sai xót gì liên quan đến dịch vụ tiêm chủng.
Trước “nghi vấn” điều kiện bảo quản vắc xin tại Việt Nam, nhất là tại các tuyến cơ sở chưa đạt yêu cầu có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin, ông Hiển khẳng định: “Không có khả năng đó bởi quy đình bảo quản, vận chuyển vẫn thường xuyên được kiểm tra, giám sát. Thực tế các trường hợp xảy ra tai biến, mẫu vắc xin được gửi đi xét nghiệm đều không phát hiện bất thường về chất lượng vắc xin”.
Trước đó, tại Hội nghị Thành quả 25 năm Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam, ông Hiển cho biết: “Việt Nam ghi nhận 55 ca phản ứng nặng sau tiêm chủng trong 4 năm, từ năm 2009 đến 2012. trong đó xác nhận chỉ 17 trường hợp được kết luận có thể có liên quan đến tiêm chủng, còn lại là không liên quan. Trong khi đó, liên quan đến tiêm chủng ở đây có thể có rất nhiều lý do, từ phản ứng cơ thể quá mẫn, cơ thể kích ứng với kháng nguyên lạ…”, TS Hiển nói.
Không vắc xin nào an toàn 100%
Trước băn khoăn của nhiều người về tính an toàn của vắc xin Quinvaxem, PGS.TS Nguyễn Trần Hiển nhận định: “Vắc xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên lạ, kích thích tạo ra kháng thể, để chủ động ngăn chặn, tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Không vắc xin nào an toàn 100% không gây phản ứng. Dùng thuốc, thực phẩm, đối với nhiều người cũng có thể gây phản ứng không mong muốn, tiêm vắc xin cũng vậy. Tuy nhiên, tỷ lệ phản ứng nặng rất thấp.
Phản ứng có nhiều loại: thường gặp, ít gặp, hiếm gặp và rất hiếm gặp. Đa phần các phản ứng sau tiêm đều xảy ra với các loại vắc xin khác nhau. Phản ứng tại chỗ tiêm có thể là sưng, đau, khó chịu, mệt mỏi, có thể sốt nhẹ, phản ứng gần như xảy ra ở các loại vắc xin, phản ứng thông thường.
“Người dân phải hiểu bản chất của những trường hợp phản ứng nặng sau tiêm này, vì nếu không hiểu sẽ hoang mang, sẽ e ngại tiêm vắc xin và trẻ em sẽ không được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm này. Ví như với bệnh viêm phổi, viêm màng não do Hip, tại VN, năm 2000, Hib gây ra 625 trường hợp viêm màng não, 107.565 trường hợp viêm phổi nặng. Tỷ lệ tử vong có thể từ 5-10% đối với những trẻ bị viêm màng não do Hib và để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh, khiến trẻ bị điếc, trí tuệ sa sút, mất khả năng học tập, khó khăn khi vận động…”, một cán bộ y tế dự phòng chia sẻ.
Cũng theo GS Hiển, tỉ lệ lệ phản ứng nặng sau tiêm chủng hiện nay tại VN, như viêm gan B là 0,50/1 triệu. Với vắc xin uốn ván một mình kết hợp với bại liệt thì tỉ lệ phản ứng nặng là 0,90/1 triệu. So với phản ứng mà Tổ chức y tế thế giới thống kê và quy định thì tỉ lệ phản ứng nặng ở VN thấp hơn rất nhiều. Ví như tỉ lệ phản ứng nặng do vắc xin viêm gan B mà WHO đưa ra là 1 - 2/triệu, vắc xin sởi là trên 1/triệu.
“Phản ứng này nằm trong giới hạn cho phép, trong khi đó, không vắc xin nào an toàn 100%. Quan trọng nhất chúng ta phải quan tâm đến lợi ích và nguy cơ. Chúng ta tiêm vắc xin và hàng chục triệu trẻ em phòng được rất nhiều bệnh nguy hiểm, hay trước một ca phản ứng nặng do cơ thể quá mẫn cảm với vắc xin (do cơ địa phản ứng với vắc xin chứ không phải do chất lượng vắc xin) mà ngừng tiêm chủng?”, GS Hiển bày tỏ.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm