Vaccin cúm có tác dụng thế nào?
Tác dụng của vaccin phòng cúm
Vaccin cúm được điều chế từ virus cúm. Chúng là những virus đã bị bất hoạt hoặc những virus đã bị làm suy giảm khả năng gây bệnh nhưng còn nguyên tính sinh miễn dịch. Khi tiêm virus trong vaccin này vào cơ thể, chúng không gây ra bệnh cúm nhưng lại có thể kích thích cơ thể sản sinh kháng thể đủ mạnh và đủ nhiều để chống lại khi có virus thật bên ngoài xâm nhập.
Tiêm vaccin là biện pháp hữu hiệu phòng bệnh cúm. |
Thông thường người ta chọn virus cúm gia cầm B và hai loại của virus cúm gia cầm A để sản xuất vaccin cúm. Môi trường để nuôi cấy là trứng gà đã được thụ tinh.
Hai loại virus cúm gia cầm A sẽ cung cấp gen cho tổng hợp vaccin nhân tạo. Các gen cần thiết là gen mã hóa kháng nguyên H và kháng nguyên N. Đây là hai kháng nguyên quan trọng nhất giúp virus gây bệnh.
Ví dụ, để điều chế vaccin chống cúm H1N1 và H5N1 người ta lấy gen mã hóa kháng nguyên H1, N1 và H5 để làm nguyên liệu điều chế vaccin. Hiện nay, có 2 dòng vaccin cúm cơ bản là dòng vaccin chống cúm H1N1 và dòng chống H3N2.
Vaccin dạng virus cúm bị tiêu diệt được bào chế dưới dạng tiêm. Chúng thực chất là các mảnh kháng nguyên của virus, chúng không còn khả năng xâm nhập hoặc nhân bản nữa do tác động của nhiều quá trình bất hoạt khác nhau. Tiêm virus này vào sẽ tạo ra tính sinh miễn dịch.
Dạng vaccin thứ hai là virus cúm sống bị giảm độc lực. Dạng này được điều chế dưới dạng xịt mũi. Chúng là virus nguyên dạng nhưng đã bị làm suy yếu tính xâm nhập, suy giảm khả năng nhân bản do bị xử lý bề mặt hoặc bị xử lý hạt nhân lõi chứa RNA. Một số người không nên dùng vaccin này vì chúng là vaccin sống bị làm suy yếu chứ không phải vaccin chứa virus đã bị chết. Vaccin này có tác dụng phòng chống cúm H1N1 vì người ta điều chế từ virus này.
Sức mạnh không mãi mãi
Dù là điều chế vaccin dưới dạng nào, virus sống giảm độc lực hay là virus bị tiêu diệt thì chúng đều có chung một đặc điểm là kích thích cơ thể sẽ tạo ra một lớp kháng thể có giá trị chống lại cúm.
Sức mạnh phòng hộ của nó không dài và không mang tính vĩnh cửu. Do vaccin chỉ có thể chứa một hay hai loại kháng nguyên đặc hiệu cho một hay hai loài virus. Cho nên nó không có tác dụng phòng ngừa với tất cả các loài khác nhau. Mà virus cúm thì có vô số loại, được lai tạo từ 18 chủng loại H (H1-H17) và 9 chủng loại N (N1-N9). Chỉ cần một H kết hợp với một N thì sẽ tạo ra virus mới.
Ví dụ, H1 kết hợp với N1 thì tạo ra H1N1, là vaccin cúm lợn. Nhưng H3 lại kết hợp với N2 thì lại ra virus cúm H3N2, là virus cúm gà. Vaccin phòng bệnh của H1N1 không thể có tác dụng phòng bệnh cho H3N2.
Tính đột biến và thay đổi cấu trúc kháng nguyên của virus là liên tục và theo chu kỳ năm. Vì thế, hôm nay vaccin này có tác dụng phòng bệnh nhưng năm sau, chúng lại không còn tác dụng.
Ngay cả với một loại vaccin, hiệu lực phòng bệnh của nó cũng rất ngắn, chỉ kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, cho dù bạn có tiêm nhiều mũi hoặc xịt nhiều lần. Sự tồn tại kháng thể và trí nhớ miễn dịch cho các virus cúm là không kéo dài.
Người ta lo sợ rằng chủng ngừa vaccin cúm hay là tiêm vaccin cúm vào người thì nhỡ đâu bị cúm. Nhưng thực ra, chuyện này hầu như không bao giờ xảy ra.
Vì với loại vaccin tiêm, virus đã bị tiêu diệt hoàn toàn, tức là chúng không còn khả năng xâm nhập vào tế bào nữa, chúng mất tính nhiễm trùng gây bệnh. Chúng cũng không còn khả năng nhân bản nữa, chúng mất bộ lõi di truyền RNA. Vào cơ thể lúc này, chúng chỉ là các vật thể sinh học không có giá trị bệnh học.
Với loại vaccin xịt, virus sống đã bị giảm đi độc lực rất nhiều. Đồng thời, do liều lượng đưa vào theo đường xịt thường không lớn nên bạn hoàn toàn yên tâm là không thể mắc cúm được. Kể cả khi bạn bị tác dụng phụ hay có biến chứng xảy ra thì biến chứng đó hoàn toàn không phải là biến chứng do virus sống lại gây bệnh. Tất cả các loại vaccin chính hãng và được kiểm duyệt gắt gao đều phải đảm bảo tính an toàn này.
Sau hai tuần kể từ khi tiêm, vaccin tạo ra hiệu ứng miễn dịch đầy đủ và chúng ta có thể miễn nhiễm với loại cúm đã được chủng ngừa.
Lưu ý khi sử dụng?
Một tác dụng phụ luôn gặp đó là bạn bị sốt giống như cúm thật, nhiệt độ tăng cao, đau mỏi cơ khớp và chán chẳng muốn ăn bất cứ thứ gì. Đó là do phản ứng kháng nguyên kháng thể tạo ra để làm xuất hiện kháng thể mới. Sau 2-3 ngày, sốt giảm dần và chúng ta có thể trở lại bình thường.
Tác dụng phụ khác đó là sưng tấy và đau tại chỗ tiêm. Điều này là do phản ứng miễn dịch quá mạnh và cục bộ tại chỗ tiêm. Bạn không cần phải làm gì, đó là dấu hiệu bình thường khi tiêm vaccin. Nhưng nếu quá đau và không chịu được thì bạn có thể áp lạnh hoặc chườm đá để dịu cơn đau.
Biến chứng nguy hại nhất có thể ảnh hưởng đến tính mạng đó là dị ứng với các thành phần đi kèm trong vaccin. Thường thì các thành phần này đã được loại bỏ gần hết. Nhưng trong một số sản phẩm của một số công ty, xác suất chưa lọc sạch vẫn có và chúng ta có thể bị dị ứng với các thành phần này. Nếu mức độ dị ứng quá mạnh thì có thể gây ra tử vong.
Trước các nguy cơ như vậy, người ta sẽ không dùng vaccin phòng cúm cho các trường hợp: trẻ em dưới 6 tuổi, người dị ứng nặng với trứng gà, người bị nhiễm trùng nặng hoặc sốt quá cao, bà mẹ đang mang thai hoặc đang có ý định mang bầu trong vòng 1 tháng tới, người mang cơ địa dị ứng như hen dị ứng, viêm họng dị ứng, viêm da dị ứng, viêm kết mạc dị ứng.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản