Vai trò của tiêm chủng với người trưởng thành
PV: Thưa bác sĩ, tại sao trưởng thành là giai đoạn cần thiết để thực hiện tiêm chủng?
Bác sĩ Cúc: Tiêm chủng vắc xin là một trong những biện pháp an toàn và hiệu quả nhất để phòng các bệnh truyền nhiễm không chỉ cho trẻ em mà cho cả người lớn. Giai đoạn trưởng thành hay còn gọi là người lớn là giai đoạn thích hợp để thực hiện tiêm chủng vì 4 lý do sau:
– Thứ nhất: Người lớn là đối tượng dễ mắc bệnh vì tiếp xúc với nhiều nguồn lây bệnh do công việc và các nhu cầu trong cuộc sống nên phải đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, làm những công việc có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh…
– Thứ hai: Người lớn nếu có sức khỏe yếu, có bệnh nền, đặc biệt các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường, huyết áp, bệnh phổi,… khi mắc bệnh truyền nhiễm sẽ biến chứng nhanh hơn, nặng hơn, khó điều trị, tốn kém và tỷ lệ tử vong cao hơn.
– Thứ ba: Người lớn khi mắc bệnh sẽ là nguồn lây bệnh trực tiếp cho người thân trong gia đình, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi có bệnh lý nền từ đó có thể gây ra những hậu quả nặng nề. Nếu tất cả người lớn trong gia đình được tiêm chủng đầy đủ sẽ không mắc bệnh và sẽ tạo thành “tổ kén” bảo vệ cho trẻ em chưa được tiêm chủng hoặc những người không thể tiêm chủng vắc xin.
– Thứ 4: Tại Việt Nam, hầu hết người lớn không được tiêm chủng vaccine đầy đủ khi còn nhỏ, nếu được tiêm thì cũng chỉ một vài loại cơ bản. Do đó, người lớn cần được tiêm mới hoặc tiêm nhắc lại các loại vaccine.
Người trưởng thành rất cần tiêm chủng để phòng ngừa bệnh tật
PV: Đối với việc tiêm chủng, khi còn nhỏ và khi trưởng thành rất quan trọng. Nên việc tạo kháng thể vào giai đoạn này có ý nghĩa như thế nào đối với sức khoẻ của chúng ta?
Bác sĩ Cúc: Bản chất việc tiêm chủng là sử dụng vắc-xin để kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống lại bệnh đó.
Đối với trẻ nhỏ hệ miễn dịch của trẻ còn khá non nớt. Ở những tháng đầu, trẻ sơ sinh miễn dịch với một số bệnh nhiễm trùng vì trẻ đã nhận được kháng thể từ mẹ., tuy nhiên kháng thể này chỉ tồn tại trong vài tháng, sau đó giảm nhanh chóng. Tiêm chủng cho trẻ ngay từ những tháng đầu đời là cách tốt nhất để truyền kháng thể, thay thế lượng đã giảm và cũng là thời điểm bản lề để tăng cường hệ miễn dịch.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, các kháng thể từ mẹ truyền sang trẻ đã giảm đi rất nhiều, lúc này hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện mà phải đến 3-4 tuổi thì hệ thống này mới sản xuất đầy đủ các kháng thể giúp chống lại các bệnh truyền nhiễm. Như vậy giai đoạn này là giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” trẻ rất dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm, việc tiêm phòng vắc xin trong giai đoạn này vô cùng cần thiết cho trẻ để tạo miễn dịch phòng bệnh.
Và theo thời gian đến giai đoạn trưởng thành thì rất nhiều loại vắc-xin dù đã được sử dụng từ khi còn nhỏ nhưng hiệu lực bảo vệ đã giảm theo thời gian nên cần được sử dụng nhắc lại để củng cố đáp ứng miễn dịch đã tạo ra trước đó. Đồng thời người trưởng thành cần sử dụng thêm một số loại vắc-xin khác để bảo vệ bản thân trước các bệnh mà cơ thể chưa có miễn dịch.
PV: Với người trưởng thành chúng ta nên tiêm chủng những loại vắc xin nào, thưa bác sĩ?
Bác sĩ Cúc: Tất cả người lớn hay còn gọi là người trưởng thành đều được khuyến khích tiêm phòng, tuy nhiên tuỳ từng nhóm đối tượng mà sẽ có các vắc xin ưu tiên trong tiêm chủng, ví dụ như:
– Đối với người trưởng thành: Vaccine phòng Viêm gan A, viêm gan B, Phế cầu, Cúm, Não mô cầu, Thủy đậu, Sởi – Quai bị – Rubella, Bạch hầu – Ho gà- Uốn ván, Ung thư cổ tử cung, Viêm não nhật bản, Thương hàn…
– Đối với phụ nữ dự định mang thai: Vaccine Sởi – Quai bị – Rubella, Thủy đậu, Cúm. Phụ nữ có thai: Uốn ván, Bạch hầu – Ho gà- Uốn ván.
– Đối với người già, Người có nguy cơ mắc các bệnh hoặc các bệnh mãn tính: Vaccine Phế cầu, Cúm, Thủy đậu, Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván,…
– Người lớn đi du lịch nước ngoài: tiêm vắc xin phòng bệnh theo yêu cầu của quốc gia sở tại, ví dụ các vắc xin như: Sởi – Quai bị – Rubella, cúm, dại..
– Người làm việc ở các môi trường thường xuyên tiếp xúc với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, các nhân viên chăm sóc sức khỏe: Vaccine phòng Viêm gan A/B, Cúm, Thủy đậu, Vaccine Phế cầu, Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván, Sởi – Quai bị – Rubella.
Tiêm chủng sớm có thể giúp dự phòng những căn bệnh mãn tính về sau
PV: Với một số người, dù chưa từng tiêm chủng hoặc số lần tiêm chủng rất ít nhưng cơ thể họ vẫn có khả năng tự chống lại một số loại vi khuẩn. Bác sĩ có thể chia sẻ thêm về vấn đề này được ko?
Bác sĩ Cúc: Trên thực tế với một số người, dù chưa từng tiêm chủng hoặc số lần tiêm chủng rất ít nhưng cơ thể họ vẫn có khả năng tự chống lại một số loại vi khuẩn, vi rút. Điều này có thể do rất nhiều nguyên nhân. Cũng có thể là do yếu tố từ cộng đồng: Người đó sống trong môi trường có miễn dịch cộng đồng. Miễn dịch cộng đồng tạo ra một tầng bảo vệ chống lại bệnh cho cả những người chưa được tiêm chủng. Có thể là do bản thân cá thể đó.
– Với những người có một sức đề kháng tốt, cơ thể sẽ ngăn chặn được những tác nhân gây bệnh từ môi trường xung quanh hoặc tìm cách loại bỏ, tiêu diệt nếu chúng đã xâm nhập vào bên trong cơ thể.
– Một số người trong giai đoạn khi còn là trẻ thường xuyên mắc các bệnh mà người ta hay gọi là cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. theo nguyên tắc chung, hệ miễn dịch trở nên mạnh mẽ hơn khi trưởng thành, đến thời điểm này khi chúng ta đã tiếp xúc với nhiều mầm bệnh và phát triển khả năng miễn dịch nhiều hơn. Khi một kháng thể đã được tạo ra, một bản sao vẫn còn trong cơ thể để nếu cùng một kháng nguyên xuất hiện trở lại, nó có thể được xử lý nhanh hơn.ngăn chặn bệnh tái phát. Cơ chế sinh kháng thể này như cơ chế sinh kháng thể của việc tiêm chủng vắc xin phòng bệnh nhưng những người này lại không trực tiếp tiêm vắc xin mà là do tiếp xúc với các mầm bệnh đã bị suy yếu.
PV: Bác sĩ có lời khuyên nào về sức khoẻ cho những người trưởng thành và các bạn trẻ hiện nay hay không?
Bác sĩ Cúc: Chúng ta thấy rằng hiện nay tỷ lệ trẻ hoá đối với các bệnh lý càng ngày càng tăng cao. Điều này là do Áp lực công việc, lối sống hối hả, thói quen ăn uống không lành mạnh, lười vận động, tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đô thị hóa và di dân gia tăng là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện, lây lan và bùng phát. Vì vậy để có một sức khoẻ tốt ngoài việc chúng ta cần thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, rèn luyện thể chất, thoái mái tinh thần thì một việc rất quan trọng đó là tiêm chủng vắc xin phòng bệnh.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là thứ cần nghiêm túc đầu tư và dành tâm sức vào nhất.
PV: Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích./.
Thanh Nga, Tuấn Anh (CDC)
CDC QUẢNG NINH THỰC HIỆN QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG VÀ TRẠM Y TẾ TẠI CÔNG TY THAN HÒN GAI
Nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn, hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, trong tháng 4 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức hoạt động quan trắc môi trường lao động trong hầm lò và quan trắc môi trường trạm y tế tại Công ty Than Hòn Gai.
Truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong trường học tại huyện Tiên Yên
Nhằm nâng cao nhận thức và kiến thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh lứa tuổi vị thành niên (VTN), trong tháng 04 năm 2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh (CDC Quảng Ninh) đã tổ chức các buổi truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản tại Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS & THPT Tiên Yên và Trường THCS Hải Lạng, huyện Tiên Yên.
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
Ngày 4/4/2025, Đoàn sinh viên ngành Công nghệ sinh học thuộc Bộ môn Công nghệ Sinh học – Khoa Hóa và Môi trường, Trường Đại học Thủy lợi do TS. Trịnh Đình Khá, Trưởng bộ môn Công nghệ sinh học làm trưởng đoàn đã đến tham quan, thực tập môn học tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025