Vệ sinh nhà cửa đúng cách
Phòng khách: để phòng khách được thông thoáng, bạn cần thường xuyên mở các cửa để gió tràn vào, thổi sạch những mùi ô nhiễm. Nên trồng thêm cây cảnh và thường xuyên đặt một bình hoa tươi để giúp khử mùi cũng như tăng vẻ sinh động cho gian phòng. Trường hợp phòng khách nhà bạn có nhiều mùi thuốc lá, hãy tìm cách khử chúng bằng cách thắp nến lên, chỉ sau vài phút mùi khói thuốc sẽ biến mất. Ngoài ra, các loại mùi của hoa, trái cây và dược thảo tất cả đều lý tưởng cho phòng khách. Bạn hãy nhỏ một giọt hương liệu hoa hồng pha phong lữ thảo vào que bông gòn, quấn lại cẩn thận trong một chiếc khăn giấy và nhét vào phía sau các gối nệm nhỏ trên ghế sofa.
Phòng ngủ: để luôn có mùi thơm êm dịu, bạn nhớ đặt sáp thơm vào các góc của tủ, giường… hoặc có thể cho vào giữa những vỏ chăn và các tấm drap trải giường nếu cơ thể bạn không quá mẫn cảm. Ngoài ra, những loại hương thơm đã được chứng minh sẽ mang lại giấc ngủ ngon cho bạn, phải kể đến là hoa nhài, hoa oải hương và hương từ cây vanille.
Phòng ăn và phòng bếp: mùi của phòng ăn và bếp sẽ biến mất khi bạn sử dụng thiết bị nón chụp được gắn trên bếp, có quạt thông gió, chạy điện nhằm hút hết các mùi phát sinh. Hoặc có thể rang ít cà phê hạt, không rang cháy quá, tán nhỏ và đặt ở các góc bếp. Vỏ cam, chanh, quýt, bưởi… đốt lên cũng giúp khử mùi một cách hiệu quả.
Phòng tắm: nhà tắm cần để thoáng khí và khô ráo. Bạn nên chọn bột giặt, xà bông tắm có mùi dễ chịu để ngoài việc sử dụng chúng còn khử được những mùi phát sinh. Các loại dầu tắm, xà bông và sữa tắm thơm sẽ lan toả trong phòng với hương thơm đặc trưng của riêng bạn. Thêm vào đó, bạn hãy chọn ít đoá hoa mang hương thơm ngọt ngào nữa là tuyệt đối tươi mát. Phòng vệ sinh thường có những mùi khó chịu, vì thế bạn cần treo các hộp long não hoặc sáp thơm để khử mùi. Để tránh có mùi hôi, nền nhà cần có độ dốc thích hợp để tránh đọng nước và phải bảo đảm độ thông thoáng cần thiết.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)