14/7/2011 | 1:56:25 PM

Vi khuẩn E. coli

E. coli là viết tắt của thuật ngữ Escherichia Coli dùng để chỉ một nhóm vi khuẩn (bacteria) sống trong đường tiêu hóa (ruột) của con người và động vật. Có nhiều loại E. coli, nhưng may mắn thay phần lớn chúng có thể nói là vô hại.

Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA

                                                   
                                                                  Chủng vi khuẩn E.Coli mới được phát hiện gây dịch

Vi khuẩn E. coli  là gì?

E. coli là viết tắt của thuật ngữ Escherichia Coli dùng để chỉ một nhóm vi khuẩn (bacteria) sống trong đường tiêu hóa (ruột) của con người và động vật.  Có nhiều loại E. coli, nhưng may mắn thay phần lớn chúng có thể nói là vô hại.  Tuy nhiên, một số E. coli có thể gây tiêu chảy, và loại phổ biến nhất trong nhóm E. coli có hại này là E. coliO157:H7.  Ở vài bệnh nhân, vi khuẩn này có thể gây rối loạn máu và suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong. 


Nguyên nhân nào dẫn đến nhiễm E. coli?

Chúng ta có thể bị nhiễm E. coli qua tiếp xúc hay phơi nhiễm với phân người và phân động vật, kể cả gia cầm.  “Tiếp xúc” ở đây có nghĩa là uống nước hay ăn thức ăn bị nhiễm phân.


E. coli
 trong thực phẩm thì sao?

E. coli có thể xâm nhập vào thịt gia cầm hay thịt heo trong quá trình làm thịt.  Nếu thịt bị nhiễm và không nấu chín (71°C), thì vi khuẩn có thể sống sót và thịt vẫn bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, một số thực phẩm

 sau đây cũng có thể bị nhiễm E. coli: rau cải, trái cây, sữa tươi (tức sữa chưa tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur).

E. coli trong nước?

Phân người và động vật bị nhiễm E. coli thỉnh thoảng có thể xâm nhập vào ao, hồ, sông, hay nói chung là nguồn nước sinh hoạt.  Chúng ta có thể bị nhiễm E. coli qua tắm sông mà nước bị nhiễm khuẩn hay nước chưa được khử trùng bằng chlorine.

E. coli có lan truyền từ người sang người không? 

Câu trả lời ngắn là có.  Vi khuẩn có thể lan truyền từ người sang người, thông thường qua người không rửa tay sau khi đi tiêu/tiểu. E. coli cũng có thể lan truyền từ tay đến các vật dụng trong nhà, chẳng hạn như thớt dùng để chuẩn bị thức ăn.

Triệu chứng bị nhiễm E. coli là gì?

Thời kỳ ủ bệnh 2 - 20 giờ. Người ngộ độc thấy đau bụng dữ dội, đi phân lỏng nhiều lần trong ngày, đi tiêu ra máu, ít khi nôn mửa. Thân nhiệt có thể hơi sốt. Trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sốt cao, người mỏi mệt, chân tay co quắp, đổ mồ hôi. Thời gian khỏi bệnh vài ngày. Ngoài ra, nhiều người bị nhiễm mà không có triệu chứng và cũng không mắc bệnh. Khi bệnh nhân bị nhiễm E.Coli nghiêm trọng (tức có thể làm rối loạn máu và suy thận) thường có thêm các biểu hiện như: da xanh, lạnh, yếu cơ, đi tiểu ít…

Đại dịch E.coli ở Đức?

Đặc biệt, hiện nay đang xảy ra đại dịch E.coli ở Đức đã ở mức báo động khi các nhà khoa học mô tả dòng E.coli này rất “tàn bạo và thâm độc” vì đề kháng với kháng sinh, và ngang nhiên trở thành một loại siêu vi khuẩn đe dọa mạng sống của bệnh nhân.

Theo các nhà khoa học Mỹ, sự nguy hiểm của dòng E.coli ở Đức kỳ này là do sự lạm dụng kháng sinh ở các trại nuôi gia súc cũng như xưởng chế biến thịt. Theo đó, gà vịt heo bò được cung cấp kháng sinh nhằm hạn chế một số dịch bệnh.

Tuy nhiên thật không may mắn, việc sử dụng kháng sinh vô tội vạ làm E.coli trong ruột vật nuôi đề kháng với kháng sinh. Khi các vật nuôi để lấy thịt này thải phân, phân của chúng dùng bón rau cải và hậu quả không thể tránh khỏi là E.coli đề kháng với kháng sinh nhiễm vào rau củ quả.

Những loại rau củ quả được thu hoạch rồi phân phối vào các siêu thị, cuối cùng đến tay người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng rửa rau cải không đúng cách hoặc không đủ sạch thì dòng E.coli đã đề kháng với kháng sinh này lại tiếp tục phiêu lưu vào ruột người. Tại đây chúng sẽ giở những “thủ đoạn” tàn bạo trên sức khỏe con người, đồng thời chiếm chỗ những vi khuẩn có lợi sống trong ruột người và tạo điều kiện cho những vi khuẩn có hại khác hùa theo để công phá sức khỏe con người.

Các nhà khoa học Đức và Trung Quốc đã phân tích mẫu ADN của E.coli trong đợt dịch này, nhận thấy dòng E.coli này “hoàn toàn mới, cực độc” và trong gen đã hình thành các yếu tố đề kháng với kháng sinh.

Theo tuyên bố của phòng thí nghiệm Thâm Quyến (Trung Quốc), dòng E.coli mới đã lai tạp nhiều dạng E.coli khác nhau. Hilde Kruse, một chuyên gia về an toàn thực phẩm của WHO, cũng cho biết dòng E.coli lần này chưa bao giờ thấy xuất hiện ở người từ trước đến nay.

Làm thế nào để chẩn đoán nhiễm E. coli ?

Nếu nghi ngờ bị nhiễm khuẩn E. coli, bác sĩ có thể lấy một ít phân và gửi đi một trung tâm vi sinh học để xét nghiệm. 

Điều trị nhiễm E. coli như thế nào?

Như đề cập trên, bệnh nhân nhiễm E. coli thường tự hồi phục. Liệu pháp điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi và uống nhiều nước.  Tiêu chảy làm cho cơ thể mất nước hơn bình thường, cho nên uống nước chín rất quan trọng.  Uống nước thường xuyên với một liều lượng khoảng 200 – 300 ml mỗi lần sẽ giúp chống lại tình trạng mất nước.

Nếu bệnh nhân bị tiêu chảy và nghi rằng tiêu chảy do nhiễm E. coli, thì không nên sử dụng thuốc "cầm" tiêu chảy ngay vì uống thuốc "cầm" tiêu chảy có thể làm cho quá trình tiêu hóa chậm lại, và tạo cơ hội cho cơ thể hấp thu độc tố do vi khuẩn E. coli sản xuất. Nên đến bác sĩ để được tham vấn.

Làm gì để phòng ngừa nhiễm E. coli ?

Nước và thực phẩm bị nhiễm E. coli chẳng có biểu hiện gì đặc biệt, nên rất khó mà biết nước uống và thức ăn mà chúng ta dùng hàng ngày có bị nhiễm E. coli hay không.  Vì thế, cần có những biện pháp (hay thói quen) phòng ngừa nhiễm khuẩn như sau: 

·         Nấu chín thịt heo, gà, bò, v.v… với nhiệt độ tối thiểu là 71°C.

·         Trong nhà bếp, thường xuyên rửa tay với nước nóng hay xà phòng, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với thịt.

·         Rửa kĩ những dụng cụ nhà bếp như dao, thớt sau khi sử dụng cắt rau hay thịt.

·         Tránh dùng sữa chưa qua tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur.

·         Sử dụng nước mưa hay nước đã khử trùng bằng chlorine.

·         Rửa tay với xà phòng sau khi đi tiêu, tiểu hay thay tả cho trẻ con.

·         Tránh uống nước khi bơi lội dưới sông hay ao hồ.

·         Nếu cần, nên sử dụng chanh để diệt vi khuẩn trong rau cải hay mắm tôm.

Để tự bảo vệ trước đại dịch E.coli, các nhà y học khuyên nên ăn những loại rau sạch. Tốt nhất là hãy tự trồng. Khi mua rau từ chợ phải rửa thật sạch. Cũng nên ăn thêm nhiều probiotic vốn cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Những vi khuẩn có lợi này sẽ chiếm chỗ của các loại vi khuẩn có hại.

Cũng nên hạn chế việc sử dụng kháng sinh vì một số bệnh nhân yêu cầu bác sĩ ghi cho họ kháng sinh dù họ bị nhiễm virut chứ không phải bị nhiễm vi khuẩn. Cần nhớ là kháng sinh chỉ có thể “ăn thua đủ” với vi khuẩn. Còn đối với virut mà sử dụng kháng sinh cũng như “nước đổ đầu vịt” mà thôi.

 Một điều rất đơn giản nhưng cũng không hiếm người quên, đó là rửa tay sạch sẽ trước khi nấu nướng, ăn uống và sau khi đi vệ sinh!

Nguồn tin: yteduphongthuduc
Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2024, bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814