Vì sao các bác sĩ tiêm Globulin miễn dịch cho bệnh nhi sởi?
Thực tế trên lâm sàng, miễn dịch thụ động được tạo thành trong cơ thể con người nhờ việc tiêm globulin miễn dịch để phòng ngừa ngay lập tức một bệnh nào đó. Thời gian miễn dịch thụ động phụ thuộc vào liều lượng, tính bền vững của globulin và chúng chỉ có khả năng có tác dụng trong vòng một vài tuần.
Có hai loại globulin miễn dịch được sử dụng là loại globulin miễn dịch thông thường và loại globulin miễn dịch đặc hiệu. Loại globulin miễn dịch thông thường ở người được chiết suất từ huyết tương người; chúng có chứa kháng thể chống vi rút và các vi rút này có tỷ lệ lưu hành trong quần thể dân chúng bình thường để gây nên các bệnh nhiễm trùng thông thường.
Tại Úc, globulin miễn dịch thông thường được pha loãng 16,5%, tại Anh được pha loãng 10%, tại Mỹ được pha loãng 16,5%; đồng thời thêm thiomersal 0,01% vào để làm chất bảo quản.
Globulin miễn dịch thông thường cũng giống như các chế phẩm miễn dịch khác, chúng cần phải được sàng lọc và xử lý thận trọng để không bị nhiễm các loại vi rút như HIV, HBV, HCV. Thực tế các globulin miễn dịch thông thường có chứa 16% các phân tử IgG của huyết tương người bình thường và thiomersal 0,01% để bảo quản; ống globulin được đóng dưới dạng 2ml hoặc 5ml dùng để tiêm bắp. Trong một số trường hợp cần thiết, có thể dùng globulin miễn dịch dạng tiêm tĩnh mạch.
Trước tình hình bệnh sởi bùng phát hiện nay, ngày 15/4/2014 hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã thống nhất việc bổ sung thêm việc sử dụng gamma globulin để điều trị bệnh sởi vì chất này gây miễn dịch thụ động, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Chế phẩm globulin miễn dịch thông thường có trên thị trường dùng để tiêm bắp được gọi là immune globulin IM, viết tắt là IGIM. Chúng chứa từ 15-18% protein, trong đó immunoglobulin G, viết tắt là IgG, còn được gọi là gamma globulin chiếm không dưới 90%. IGIM được sử dụng để tạo sự miễn dịch thụ động nhờ sự gia tăng hiệu giá kháng thể và khả năng phản ứng kháng nguyên-kháng thể. Các kháng thể IgG có trong IGIM có tác dụng phòng bệnh hoặc làm thay đổi một số bệnh nhiễm khuẩn ở những người dễ mắc. Sau khi tiêm bắp IGIM, nồng độ IgG huyết thanh đạt đỉnh trong vòng 2 ngày. IgG có trong IGIM được phân bố nhanh và ngang nhau giữa các khu vực trong và ngoài mạch máu. Nửa đời của IgG ở những người có hàm lượng IgG bình thường khoảng 23 ngày.
Ðối với bệnh sởi, IGIM được dùng để phòng bệnh hoặc làm thay đổi các triệu chứng của bệnh sởi cho những đối tượng dễ mắc do bị phơi nhiễm với tác nhân gây bệnh trước đó dưới 6 ngày. Có thể dùng IGIM để phòng bệnh cho trẻ em chưa được miễn dịch hay người lớn chưa có miễn dịch, tức là chưa có kháng thể chống bệnh sởi. Nên sử dụng IGIM càng sớm càng tốt sau khi có tiếp xúc với người bị sởi. Cũng nên dùng IGIM cho trẻ em dưới 12 tháng tuổi mới mắc bệnh nặng với mục đích phòng tránh bệnh sởi; sau đó dùng vắc xin vi rút sởi, quai bị, rubella (MMR) sống ít nhất sau 3 tháng ở lứa tuổi thường dùng.
Miễn dịch thụ động đối với sởi sau khi tiêm IGIM thường tồn tại khoảng từ 3 đến 4 tuần, còn miễn dịch chủ động bằng vắc xin vi rút sởi sống cần được bắt đầu 3 tháng sau khi tiêm IGIM, miễn là trẻ ít nhất được 15 tháng tuổi và không có chống chỉ định dùng vắc xin. Không dùng IGIM đồng thời với vắc xin vi rút sởi sống.
Liều IGIM thông thường với mục đích phòng bệnh sau phơi nhiễm đối với bệnh sởi cho những đối tượng dễ mắc là 0,25 ml/kg cân nặng (liều tối đa là 15ml), liều duy nhất tiêm trong vòng 6 ngày sau khi phơi nhiễm; sau đó gây miễn dịch chủ động bằng vắc xin vi rút sởi sống cần được bắt đầu 3 tháng sau khi tiêm IGIM cho những đối tượng đã 15 tháng tuổi trở lên, trừ khi chống chỉ định dùng vắc xin. Nếu người bị phơi nhiễm có tiền sử rõ rệt hoặc nghi ngờ là bị bệnh bạch cầu, u lymphô, các u ác tính đã phát triển toàn thân hoặc một bệnh suy giảm miễn dịch hay đang được điều trị bằng các thuốc corticoides hoặc các thuốc ức chế miễn dịch như các thuốc kháng chuyển hóa, các thuốc alkyl hóa, xạ trị... thì liều IGIM thường dùng để phòng sau phơi nhiễm bệnh sởi là 0,5 ml/kg cân nặng (liều tối đa là 15 ml), tiêm liều duy nhất. Những người dùng IGIM với mục đích điều trị thay thế thì không cần phòng bệnh sởi bổ sung bằng IGIM nếu như bị phơi nhiễm sởi.
Như vậy theo hướng dẫn của Bộ Y tế bổ sung, các cơ sở y tế nếu có điều kiện nên trang bị thêm loại globuline miễn dịch thông thường để xử trí một số trường hợp sởi cần thiết khi gặp những đối tượng cần sử dụng.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)