Vì sao không nhất thiết phải uống 2 lít nước mỗi ngày?
Sự thực là: Lượng nước bạn cần uống mỗi ngày hoàn toàn phụ thuộc vào cá nhân bạn.
TS Robert A. Huggins, Trường Đại học Connecticut giải thích: “Nhu cầu uống nước là một nhu cầu động và cần được cá thể hóa cho từng người. Những yếu tố như giới tính, điều kiện môi trường, sự thích nghi với khí hậu nóng, cường độ tập luyện hoặc làm việc, tuổi tác và thậm chí chế độ ăn cần được tính đến”.
Điều này có nghĩa việc đơn giản lắng nghe cơn khát là cách tốt nhất để đánh giá khi nào cần uống nước. Một cách khác để theo dõi xem tình trạng nước của cơ thể là xem màu nước tiểu. Nước tiểu nên có màu vàng nhạt; nếu nó có màu sẫm hơn thì bạn cần uống một cốc nước.
Khi tập luyện cần uống bao nhiêu nước?
Để đánh giá lượng nước cần uống trong khi tập luyện, TS Huggins khuyên bạn nên tự làm một thí nghiệm nhỏ.
Đầu tiên, trước khi tập bạn hãy cân xem mình nặng bao nhiêu (khi không mặc hoặc mặc rất ít quần áo). Sau đó khi tập xong, hãy cân lại lần nữa.
Lấy cân nặng thứ nhất trừ đi cân nặng thứ hai và bạn sẽ có được cân nặng của lượng nước mà cơ thể bị mất.
Chuyển số kg này thành lít (có thể tìm thấy những công cụ chuyển đổi trên Google), rồi uống đúng với lượng nước đó.
Nếu bạn đã uống nước trong khi tập, hãy lấy tổng cuối cùng trừ đi lượng nước mà bạn đã uống.
Đây chính là “tỷ lệ mồ hôi” - lượng nước mà bạn cần uống trong hoặc sau khi tập trong buổi tập tới để thay thế lượng nước bị mất đi.
Để làm cho bài toán dễ hơn, nếu có thể hãy đảm bảo cơ thể đủ nước trước khi tập và tránh uống nước trong khi tập. Nhưng nếu thấy khát thì đừng cố nhịn, hãy uống nước và nhớ tính cả lượng nước này.
Phức tạp phải không? TS Huggins ước tính phần lớn chúng ta sẽ mất từ 1 đến 2 lít mồ hôi cho mỗi giờ tập luyện cường độ vừa và cảm giác khát vẫn nên là “người dẫn đường” của bạn.
Tại sao việc uống đủ nước lại quan trọng?
Bạn đã biết rằng mất nước có thể nguy hiểm, nhưng thực sự thừa nước cũng nguy hiểm y như vậy.
Một báo cáo mới đây trên tờ British Journal of Sports Medicine thấy rằng nhiều vận động viên có nguy cơ bị hạ natri huyết do gắng sức (EAH) - tình trạng mất cân bằng điện giải có thể do uống quá nhiều nước.
Ít nhất 14 vận động viên - bao gồm một phụ nữ qua đời 2 ngày sau khi kết thúc cuộc thi Marine Corps Marathon năm 2002 - được tin là bị chết do uống quá nhiều nước trong khi tập luyện.
Khi lượng nước thừa ứ lại trong cơ thể, nồng độ muối natri có thể sụt giảm nghiêm trọng và thận trở nên quá tải, mất khả năng bài tiết nước. Các tế bào bắt đầu hấp thu nước - mà nghiêm trọng nhất là ở não - có thể dẫn tới co giật, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.
Hậu quả này đã được nhà nghiên cứu Tamara Hew-Butler, trường Đại học Oakland mô tả năm 2013 trong một bài viết trên tạp chí Medicine & Science in Sports & Exercise. Trong số 669 người đến đích, 18,5% bị mất nước và 34,9% bị thừa nước.
Một nghiên cứu khác, công bố trên tờ British Journal of Medicine năm 2010 bởi James Winger, một bác sĩ thuộc Hệ thống Sức khỏe trường Đại học Loyola, thấy rằng hơn 40% trong số 197 người Chicago chạy được khảo sát đã uống lượng nước được định ra từ trước hoặc thậm chí uống hết số nước mà họ có thể mang theo. Winger đã mô tả những ca tử vong do uống quá nhiều nước trong khi luyện tập là “hầu như có thể phòng tránh được 100%”.
Vì “không thể khuyến nghị một phạm vi chung, nhất là trong luyện tập khi mà các điều kiện đều “động” và luôn thay đổi, nên không có một mức nhất định phù hợp cho tất cả mọi người”, nhà nghiên cứu Tamara nói thêm.
Vì thế một trong những cách tốt nhất để giữ cho cơ thể ở điểm “lý tưởng” giữa thừa và thiếu nước là “lắng nghe cơ thể”.
Với EAH, các chuyên gia khuyến nghị điều trị bằng dung dịch muối ưu trương có nồng độ gấp 3 lần dung dịch nước muối sinh lý thường dùng để bù nước cho bệnh nhân.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.